Bảng kê các kỳ hạn lãi suất liên ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận tác động của chính sách lãi suất đến tăng trưởng kinh tế 1986 đến nay (Trang 33 - 34)

Ngày 11/10/2012

Thời hạn Lãi suất bình quân liên ngân hàng (%/năm) Doanh số giao dịch (tỷ đồng) Qua đêm 2,38 4,83 1 tuần 4,1 3,592 2 tuần 3,73 2,832 1 tháng 8,02 630 3 tháng 9 192 6 tháng 8,2 200 9 tháng - - 12 tháng - - Ghi chú

- Cách xác định lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng: bình quân gia quyền của các mức lãi suất có cùng kỳ hạn phát sinh trong ngày giao dịch

- Đối với những kỳ hạn không phát sinh giao dịch hoặc lãi suất giao dịch bình quân không đại diện cho xu hướng của thị trường thì lãi suất và doanh số giao dịch là mức lãi suất giao dịch bình quân và doanh số giao dịch cuả kỳ hạn đó trong ngày giao dịch gần nhất định.

1.2.4.4. Thực trạng lãi suất liên ngân hàng

*Năm 2007, lãi suất liên ngân hàng thường xuyên thủng đáy, lãi suất qua đem 2,5%/năm mức thấp kỷ lục.

*Năm 2011, quy định trần lãi suất 14%/năm khiến các NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn 1 tháng.

Khi NHNN chủ trương hạ lãi suất vào những tháng cuối năm 2011, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt nhờ NHNN bơm một lượng vốn đáng kể trên thị trường OMO. Lãi suất trần huy động 14%/năm và 6%/tháng không đủ sức giữ chân các khoản tiền gửi của khách hàng, nhiều NHTM đã phải tìm đến thị trường liên ngân hàng với các khoản vay lãi suất cao, dù qua thị

trường mở. NHNN cũng đã bơm ròng một lượng tiền trên 30.000 tỷ đồng kể từ đầu tháng 10 đến nay nhằm hỗ trợ thanh khoản cho một số ngân hàng.

Có cầu chưa chắc... có cung

Có thể noi cung và cầu trên thị trường liên ngân hàng hiện tại không dễ gặp nhau. Một số NHTM nhỏ thiếu thanh khoản, đã tìm cách bù đắp bằng các khoản vay kỳ hạn ngắn trên thị trường 2. Đó cũng là cơ hội cho các ngân hàng lớn kinh doanh vốn.

Chỉ hai ngày sau khi NHNN tăng lãi suất (LS) tái cấp vốn và LS cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, LS cho vay trên thị trường liên ngân hàng – nơi các ngân hàng vay mượn lẫn nhau, đã nóng lên đáng kể. Từ ngày 11-20/10, vẻn vẹn chừng 10 ngày, LS cho vay kỳ hạn 1 tuần lên tới 30%, cao hơn 16% so với LS huy động vốn kỳ hạn 1 năm tại thị trường dân cư và tổ chức kinh tế, còn LS cho vay kỳ hạn 1 tháng tới 40%, cao hơn 26%/năm so với LS thị rường 1.

Nợ lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hiện vào khoảng 40.000 – 50.000 tỷ đồng.

Lãi suất giao dịch bình quân giảm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống và kỳ hạn 6 tháng; trong đó kỳ hạn 1 tháng giảm nhẹ, các kỳ hạn còn lại có mức giảm từ 0,81% (kỳ hạn 6 tháng) đến 1,64% (kỳ hạn qua đêm). Các kỳ hạn 2 tháng, 3 tháng và 12 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng, với cá mức tăng từ 0,13% đến 0,57%; riêng kỳ hạn 9 tháng và trên 12 tháng có các mức tăng lần lượt là 1,16% và 2,67%, tuy nhiên các giao dịch VND trên 12 tháng phát sinh không đáng kể.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm chủ yếu do thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể khi huy động vốn vẫn tăng trưởng khá tốt song tín dụng tăng rất yếu. Điều đó cho thấy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không phải ánh đúng thực chất về thanh khoản hiện nay của hệ thống ngân hàng. Thực tế dù lãi suất liên ngân hàng giảm, lãi suất huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế vẫn khá cao, các ngân hàng vẫn liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi huy đọng vốn với giá trị khuyến mãi ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tác động của chính sách lãi suất đến tăng trưởng kinh tế 1986 đến nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w