Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 39 - 42)

- Điều kiện tự nhiên

Người Raglai ở xã Khánh Bình mặc dù sinh sống ở đây từ rất lâu, nhưng không phải là cư dân truyền thống ở đây.Trước đây xã Khánh Bình là vùng rừng

núi hoang sơ và không có người ở. Người Raglai di cư từ các vùng khác đến và họ mang theo truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cư dân mình. Như chúng ta cũng biết bất cứ một nền văn hóa nào dù mang đậm bản sắc của mình đến đâu nhưng qua thời gian cũng sẽ bị thay đổi ít nhiều. Mặc dù có sự tiếp nhận nền văn hóa, nhưng nền văn hóa của dân tộc mình không phải vì vậy mà mất đi giá trị văn hóa. Người Raglai ở xã Khánh Bình tiếp nhận các nền văn hóa của các cư dân khác như; người Kinh, Ê Đê. Mặc dù tiếp nhận nền văn hóa khác nhưng văn hóa Ragai vẫn không bị mất đi mà càng thêm phong phú hơn.

Nét văn hóa truyền thống của người Raglai được thể hiện trong hôn nhân. Hôn nhân tuy mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng đến ngày nay ít nhiều cũng có sự thay đổi so với cuộc sống hiện đại ngày nay.Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đến hôn của người Raglai như sau:

Do quá trình di chuyển cộng cư gần với các dân tộc Kinh, Ê đê, cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, nền kinh tế khép kín của người Raglai không còn, đồng tiền cũng có ảnh hưởng đến cộng đồng người Raglai. Cuộc sống của người Raglai cũng giống như các cư dân khác thời gian chủ yếu trong ngày dành cho việc kiếm tiền.

Do sinh sống cùng với các dân tộc khác nên hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh Bình được tiến hành giữa người Raglai với người Kinh, người Raglai với người Tày, người Raglai với người Kinh. Khi 2 nền văn hóa các nhau cùng về sinh sống chung với nhau dẫn đến nền văn hóa truyền thống sẽ dần bị pha loãng đi.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hôn nhân của người Raglai ở đây. Khi trình độ nhận thức của họ ngày càng nâng cao thì họ dần bỏ đi một số yếu tố lạc hậu của mình. Do đó các nghi lễ trong hôn nhân đã có nhiều thay đổi, dần bỏ đi các yếu tố rườm rà, tốn kém, hủ tục. Trước đây lễ hỏi của người Raglai diễn ra 3 ngày 3 đêm, lễ cưới có khi đến 1 tuần, nhưng hiện nay được rút ngắn lại. Như vậy đỡ tốn kém hơn. Tuy tiếp nhận với các mới nhưng hiện nay có nhiều sự biến đổi và thu gọn một số bước trong hôn nhân.

Những năm gần đây, quá trình phát triển giao lưu văn hóa đã xuất hiện nhiều hơn những cuộc kết hôn giữa người Raglai và các dân tộc khác, kéo theo sự thay đổi phong tục tập quán của chế độ mẫu hệ truyền thống. Là một dân tộc mẫu hệ, chế độ mẫu hệ cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Raglai. Thế nhưng hiện nay đối với người Raglai nơi đây chế độ mẫu hệ không còn được thể hiện rõ nét trong cuộc sống nữa. Trước đây biểu hiện của chế độ mẫu hệ ở chỗ con gái phải là người nối dõi tông đường, là người có tiếng nói hơn người đàn ông, con gái đi bắt chồng, cưới chồng, chồng phải ở rễ, trong gia đình người phụ nữ nắm quyền nhiều hơn. Bây giờ thì trong gia đình người Raglai, con gái đa phần theo họ cha, việc thờ cúng không nhất thiết do người phụ nữ. Người đàn ông trong gia đình giữ vai trò quan trọng hơn trước. Nét phong tục trong các nghi lễ, phong tục trong cưới hỏi dần bị thay đổi, sự giao lưu tiếp biến văn hóa từ người Kinh đã dần được giảm bớt sự phức tạp trong ghi lễ cưới hỏi của người Raglai. Vùng Raglai xưa nay đều có địa bàn hiểm trở, ít tiếp xúc với các dân tộc khác, thì nay số lượng người Việt và các dân tộc khác ngày càng gia tăng. Trong đó người Việt chiếm đa số do vậy ảnh hưởng từ văn hóa hay nói rõ hơn là phong tục người Việt là một điều không thể tránh khỏi.

Theo lý thuyết tiếp biến văn hóa cho rằng: “các nền văn hóa không ngừng thay đổi, điều này có thể là do tác động của các nhân tố bên trong, những sự phát hiện và đổi mới, hoặc do sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác, tức do ảnh hưởng ở bên ngoài”. Sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại vùng dân tộc Raglai, sự đổi mới cùng với sự tiếp xúc nền văn hóa khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nét văn hóa trong phong tục truyền thống của người Raglai.Người dân ở xã Khánh Bình cho rằng phong tục truyền thống của người Raglai bị mai một dần là do sống gần với người Kinh nên ảnh hưởng văn hóa từ người Kinh.

- Điều kiện kinh tế

Có thể nói yếu tố kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người, yếu tố kinh tế có tác động và ảnh hưởng đến những biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Raglai trong những năm gần đây.

Hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh Bình cũng vậy, điều kiện kinh tế có tác động không nhỏ đến việc cưới hỏi của đồng bào dân tộc Raglai. Về cơ bản đời sống kinh tế của người dân Raglai đã được nâng lên rõ rệt, một mặc nó chứng minh tính đúng đắn về đường lối chính sách phát triển của nhà nước. Nhưng qua điều kiện kinh tế có thể nhận thấy đời sống của người Raglai dần thay đổi. Người Raglai hiện nay không còn thời gian cho các dịp lễ hội, các dịp cưới hỏi, tang ma..v..v. Các nghi lễ cưới hỏi cũng không còn làm rườm rà như trước nữa.Tuy kinh tế của người Raglai ở xã Khánh Bình có phần khác hơn trước nhưng đời sống của người dân nơi đây cũng còn gặp nhiều khó khăn. Có một số hộ người Raglai thuộc hộ nghèo vì vậy người dân không có điều kiện chăm lo cho cuộc sống gia đình cũng như nghi lễ cưới hỏi một cách đầy đủ. Kinh tế là một yếu tố không thể thiếu để hình thành một nghi lễ cưới hỏi, vì vậy yếu tố Kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong hôn nhân của người Raglai.

- Chính sách của nhà nước

Tộc người Raglai là một trong những tộc người được hưởng nhiều chính sách của nhà nước dành cho tộc người thiểu số. Sau khi giải phong dân tộc Raglai được nhà nước thực hiện chính sách tái định cư. Mỗi cặp gia đình kết hôn một thời gian sống cùng gia đình tách hộ và được nhà nước xây dựng theo dạng định canh, định cư. Không những vậy các nhà đình khó khăn về nhà ở cũng được hưởng chính sách. Ở xã Khánh Bình hiện nay đa phần người Raglai đều có nhà ở do nhà nước xây. Hiện nay người dân Raglai ở xã Khánh Bình không còn sống trong các ngôi nhà sàn truyền thống nữa. Trong truyền thống xưa, kết hôn xong hai vợ chồng sẽ ở cùng gia đình một thời gian trong ngôi nhà tuyền thống bây giờ kết hôn xong thì các gia đình tách riêng và xây nhà riêng. Chính sách nhà nước đã tạo cho người dân có chỗ ở khang trang và chắc chắn hơn.

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 39 - 42)