Những quan niệm về hôn nhân

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 27 - 29)

2.1.1.1. Quan niệm hôn nhân của người Việt

Thời Phong kiến quan niệm về hôn nhân khá chặt chẽ , hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt, theo luân lý “tam cương ngũ thường”, con cái mà còn cha mẹ khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và “đặt đâu ngồi đấy”. Nếu con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi. Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi “môn đăng hộ đối” là cha mẹ nhờ “mối lái” điều đình để đính hôn.

Người Việt xưa có quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là chung của gia tộc chứ không phải là việc riêng của con cái. Bởi vậy dựng vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ phải truyền giống về sau để “vĩnh truyền tông tộc”. Việc hôn nhân không chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con đẻ cái nối dõi tông đường mà còn phải làm lụng và coi sóc việc cho nhà chồng.

Ngày nay việc hôn nhân được tự do, thoải mái hơn ngày xưa rất nhiều, hôn nhân là do các đôi trai gái tự làm chủ, cha mẹ không còn sắp đặt hôn nhân cho con cái như trước nữa.

2.1.1.2. Quan niệm hôn nhân của người Raglai

Người Raglai có quan niệm, con trai, con gái xây dựng gia đình không chỉ là hạnh phúc lứa đôi mà “có vợ có chồng là có sự sống của giống nòi”, do vậy hôn nhân, luật tục nêu ra nhiều chi tiết cụ thể về quan hệ nam nữ.

Người Raglai theo chế độ mẫu hệ nhưng trong tình yêu người con trai chủ động tìm hiểu con gái với quan niệm “Con trâu đi tìm sình lầy, không bao giờ sình lầy đi tìm trâu” mặc dù cô gái rất yêu chàng trai đó.Vì vậy nên cư dân Raglai có quy định khá chặt chẽ đặc biệt là phái nữ, nhất là những cô gái chưa lập gia đình. Trước hết việc tìm hiểu nhau phải do con trai chủ động. Những tiêu chí chọn vợ của con trai Raglai đó là: con trai Raglai thích những cô gái không

cần phải đẹp nhưng phải biết siêng năng việc rẫy, chăm chỉ việc nhà, những cô gái thùy mị, kín đáo nhẹ nhàng sẽ được con trai để ý nhiều hơn.Kín đáo của người con gái Raglai thể hiện trong cả cách ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác.

Con gái Raglai vì nhà gái làm lễ cưới con trai về ở rễ nên cô gái nào cũng muốn tìm cho mình một người chồng tốt, biết quan tâm, chăm sóc mình, chí thú làm ăn, chung thủy và hết lòng thương yêu vợ con. Việc người con gái lấy chồng với quan niệm chặt cây trên rừng biến thành cột nhà/ Bắt người ta biến thành người nhà mình.Tuy nhiên không phải cô gái nào cũng tìm được người chồng tốt. Do vậy người con gái phải hết sức chín chắn khi chọn chồng để không phụ lòng cha me. Người Raglai tôn trọng tự do yêu đương của con cái, tự do nhưng phải trong khuôn khổ, chứ không phải tự do là muốn làm gì thì làm.Việc trai gái lớn lên tự tìm hiểu là lẽ đương nhiên. Trai gái gặp nhau trong các dịp sinh hoạt cộng đồng như đám cưới, lễ hội,.v.v.Trước đây để tạo điều kiện hỗ trợ cho việc làm quen người Raglai còn có tục “ngủ 1thảo” nhưng tục này đã bị mất vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ 20.

Cả người con trai và con gái đều phải giữ gìn sự trong trắng của mình cho đến ngày thành vợ thành chồng, nếu chưa làm lễ cưới đàng hoàng mà đã ăn nằm với nhau đều bị cộng đồng lên án gay gắt, coi đó là hành động ô uế, làm nhục đến tổ tiên, xúc phạm đến Nhang và phải làm lễ cưới phạt.

Hôn nhân của người Raglai cũng như các dân tộc khác đều được tiến hành với các mục đích chính như dựng vợ gã chồng cho con cái để duy trì nòi giống. Hôn nhân cũng được tiến hành với mục đích kinh tế có thêm thành viên để tham gia sản xuất tạo ra của cải để nuôi sống gia đình.Ngoài ra theo quy luật thì lớn lên sẽ phải lập gia đình, khi người con trai yêu người con gái nào đó thì lấy người con gái đó là việc giữ người con gái đó bên cạnh mình.

Tuổi kết hôn của người Raglai ở xã Khánh Bình trước đây khá sớm, từ 13-14, nhưng hiện nay theo quy định của nhà nước tuổi kết hôn cũng được tăng lên với nam 20, nữ 18 vì vậy tình trạng tảo hôn không còn.

Đến tuổi nam nữ Raglai tự tìm hiểu nhau, chàng trai chủ động tìm bạn đời cho mình, cô gái có thể là người trong làng nhưng đặc biệt là không cùng huyết thống với chàng trai, hoặc cô gái là người làng khác, hay là người thuộc dân tộc khác. Ở xã Khánh Bình có nhiều cô gái Raglai lấy chồng là người Raglai, cũng có cô gái lấy chồng là người Tày, Kinh, Ê Đê..v.v.

Để giúp cho việc tìm hiểu nhau người Raglai còn có tục đi ở trước của người con trai theo người Kinh gọi là ở rễ. Khi chàng trai để ý cô gái có thể đến nhà cô gái làm mọi việc ở nhà cô gái. Nếu cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ đi tìm ông mai và bàn lễ cưới xin. Còn cô gái không đồng ý thì cô gái phải cúng ma cho gia đình chàng trai một ché rượu và một con gà.

Người Raglai ở đây có những chàng trai lớn tuổi nhưng chưa lấy vợ có thể do chàng trai rụt rè, ngại ngùng khi tìm bạn đời, trước đây cũng có chuyện có những chàng trai nhà nghèo vì không đáp ứng đủ yêu cầu thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ, ngoài ra còn có những chàng trai quá lười hoặc không tốt thì cộng đồng cũng cười chê và lên án.

Khi trai gái quen nhau ưng bụng nhau thì phải báo cho gia đình biết. Hai bên gia đình phải đồng ý thì chàng trai phải đi tìm ông mai. Không phải bất cứ ai cũng có thể làm ông mai, ông mà là người thân của chàng trai, là người có uy tín,hiểu biết rộng,và ăn nói lưu loát, là người đứng tuổi đặc biệt ông mai phải là người nắm được luật tục của người Raglai một cách kỹ càng. Ông mai của người Raglai không chỉ đi hỏi vợ cho chàng trai mà còn chịu trách nhiệm giải quyết các bất hòa phát sinh trong đời sống vợ chồng.

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w