Phong tục hôn nhân của người Ragla

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 30 - 37)

Hôn nhân của người Raglai không chỉ là hạnh phúc lứa đôi mà có vợ có chồng là có sự sống giống nòi, có cuộc sống no ấm bình yên vì vậy để hai người nam và nữ kết hôn với nhau thì cần phải làm rất nhiều lễ và mỗi lễ phải làm kỹ càng không thì bị thần linh trách phạt.

2.1.3.1. Lễ hỏi

Lễ hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Lễ hỏi người Raglai được diễn ra lúc mà chàng trai để ý 1 cô gái, thì chàng trai sẽ chủ động tìm ông mai, ông mai có thể là cậu hay anh của chàng trai. Ông mai là người chính trong việc đi hỏi vợ của chú rễ. Ông mai có thể có 2 người, ông mai chính và ông mai phụ. Ông mai phụ làm nhiệm vụ đem lễ vật. Lễ hỏi người Raglai khác với lễ hỏi của người Việt ở chỗ là người Raglai đi hỏi chỉ có chàng trai với ông mai. Ngoài ra cha mẹ chàng trai không tham dự vào lễ hỏi của con mình. Lễ hỏi diễn ra ở nhà gái, thời gian do 2 bên gia đình sắp xếp.

Trước khi đi hỏi ở nhà chàng trai làm lễ cúng, để thông báo đến thần linh là hôm nay chàng trai đi hỏi vợ, đồng thời cũng mong thần linh phù hộ cho việc

đi hỏi vợ của chàng trai được thuận lợi, được cô gái đồng ý. Lễ cúng gồm có 1 lít rượu, 1 con gà.

Người Raglai ở xã Khánh Bình không có trang phục truyền thống, vì vậy khi đi hỏi vợ thì ông mai và chàng trai mặc đồ lịch sự hơn ngày thường. Mặc áo sơ mi, quần tay. Đặc biệt là áo sơ mì phải là áo dài tay.

Cũng giống như đám hỏi của các tộc người khác thì người Raglai khi đi hỏi cũng mang theo lễ vật. Nhưng lễ vật người Raglai có điểm đặc biệt là lễ vật cũng có trầu cau giống người Kinh, người Raglai cũng có quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngoài ra thì có thêm bộ đồ, (bộ đồ bà ba dành cho cô gái) đặc biệt bộ đồ phải không có hình hoa văn vì người Raglai cho rằng hoa văn là tượng trưng cho thú dữ, hình ảnh của cọp beo.v.v.,trước đây đi hỏi vợ lễ vật gồm có 1 cái khăn nhưng hiện nay ở xã Khánh Bình có người cho rằng cái khăn liên tưởng đến đám tang của người Việt, người Raglai cho rằng tặng khăn là không nên. Lễ hỏi người Raglai không thể thiếu dây cườm. Dây cườm tượng trưng cho sự liên kết và gắn bó giữa đôi trai gái. Dây cườm rất dễ mua và giá thành lại rẻ. Dây cườm trong lễ hỏi của người Raglai có rất nhiều màu nhưng không có màu đỏ. Vì người Raglai quan niệm màu đỏ là màu máu. Nêu trong các lễ hội không có màu đỏ.

Khi đến nhà gái, ông mai trực tiếp nói chuyện với gia đình cô gái. Ông mai phải ăn nói thật cẩn thận, khéo léo, ông mai dù uống nhiều rượu thì không được say. Vì nếu ông mai say và trả lời sai các câu hỏi của nhà gái thì ông mai sẽ bị phạt. Mức phạt ở đây tùy nhà gái quy định, có thể là một con gà hoặc có thể là một con heo. Người chịu phạt là ông mai nhưng gà hay heo là lấy từ nhà chàng trai. Nếu như hai gia đình đã đồng ý chàng trai thì cô gái vào trong nhà lấy 2 cái chén ra có nghĩa là cô gái đã đồng ý chàng trai. Còn nếu gia đình cô gái và cô gái không nói gì có nghĩa là lễ hỏi không thành công. Nếu gia đình cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ trao lễ vật cho cô gái. Sau đó nhà gái rót rượu, làm gà mời nhà trai. Gia đình khá giả có thể mổ heo. Trước đây nhà trai ở nhà gái 3 ngày 3 đem để tiện cho việc hai bên gia đình tìm hiểu. Hiện nay khi hỏi xong thì nhà trai sẽ về

nhà mình nếu gần, còn xa thì ở lại bên nhà gái 1 ngày. Vì nếu ở lâu thì sẽ làm phiền bên nhà gái lo ăn, ở.

Khi chàng trai về lại gia đình thì nhà gái sẽ rót rượu vào chai rượu mà chàng trai mang đến, cùng với thịt để chàng trai mang về và thông báo cho họ hàng nhà trai về kết quả của lễ hỏi.

Sau lễ hỏi thì chàng trai và cô gái có thể đi lại và tiếp tục tìm hiểu nhau. Thời gian lễ hỏi đến lễ cưới không hạn định. Có thể 1 tháng hoặc nhiều hơn nữa là vài năm. Tùy vào đôi trai gái quyết định. Trong thời gian chưa tổ chức lễ cưới nhà trai và nhà gái có thể qua lại với nhau bằng việc đưa bầu rượu cần. Nhà gái đến nhà trai gồm hai người có trách nhiệm hôn nhân của cô gái và một cô gái mang lễ vật và cô dâu tương lai. Nhà trai đón nhà gái chuẩn bị ba ché rượu, ba con gà. Sau khi tiếp trầu cau, cô dâu tương lai rót rượu mời cha mẹ tương lai. Hai bên gia đình rót rượi mời nhau và cùng bàn đến việc hôn nhân.

2.1.2.2. Lễ trao đồ cho cô dâu tương lai và lễ cưới phạt

Khi đủ điều kiện về kinh tế (lễ vật) tiến hành cho việc cưới, nhà trai tổ chức lễ trao món đồ cho cô dâu tương lai. Mục đích của lễ này là chính thức bàn việc chuẩn bị cho lễ cưới. Nhà trai cũng gồm những người như trong lễ hỏi, chàng trai, ông mai chính và ông mai phụ. Lễ vật gồm trầu, cau, thuốc lá và rượu. Lễ này quan trọng vì hai bên gia đình sẽ xác định là còn cưới hay không. Lễ cưới sẽ tiến hành theo cách trang trọng, hay lễ cưới phạt. Cưới trang trọng là cô gái và chàng trai chưa làm chuyện tình cảm với nhau trước khi cưới. Còn cưới phạt thì ngược lại.

Nếu một trong hai gia đình không còn muốn tiến tới hôn nhân nữa thì tổ chức lễ trả của. Chàng trai không muốn làm lễ cưới sẽ đền lại toàn bộ lễ vật ban đầu và đưa đi để cúng ma (nhà cô gái); cô gái bỏ chàng trai sẽ đền gấp đôi lễ vật ban đầu và đưa đi cúng ma (ở nhà trai), sau đó hai bên phải làm heo, gà, rượu, tạ lỗi với hai bên mối lái, gia đình.

Trường hợp hai bên trai gái còn muốn tiến tới hôn nhân thì phải xét xem nhà trai còn trắng nhà gái còn lành hay không. Nếu chàng trai và cô gái có quan

hệ tình cảm trước hôn nhân thì phải tiến hành lễ cúng tẩy rửa ô uế, tạ lỗi ông bà, tổ tiên và không được tổ chức lễ cưới trang trọng. Chỉ tiến hành lễ cưới phạt. Lễ cưới phạt là hình thức trừng phạt trai gái không giữ được sự trong trắng. Sau lễ cưới phạt thì chàng trai về ở nhà đàng gái.

Trường hợp trai còn trắng, gái còn lành mà 1 trong 2 bên có người thân qua đời chưa làm lễ bỏ ma thì không được phép cưới theo nghi thức trang trọng.

Hiện nay người Raglai ở xã Khánh Bình không còn lễ trao đồ cho cô dâu tương lai và lễ cưới phạt. Để đơn giản hơn trong việc cưới xin thì sau lễ hỏi sẽ đến lễ cưới. Cùng với suy nghĩ thoáng hơn thì một số gia đình trai gái có quan hệ tình cảm trước hôn nhân vẫn được tổ chức lễ cưới nhưng sẽ có 1 số thay đổi trong nghi thức.

2.1.2.3. Lễ cưới trang trọng

Lễ cưới là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền mà ở đó người ta có những cách thức tổ chức cưới hỏi khác nhau. Cưới hỏi từ lâu nay đã được coi là một nét văn hóa đẹp, mang đậm đà bản sắc dân tộc.Đối với tộc người Raglai cũng thế họ coi trọng nghi lễ cưới hỏi vì đó là sự đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người.

Lễ cưới trang trọng trong cộng đồng người Raglai diễn ra dành cho trai còn trắng, gái còn lành.Trang phục trong cưới hỏi của cô dâu và chú rể đơn giản không phức tạp. Chủ yếu mặc những bộ đồ mới hơn so với những ngày thường. Đối với cô dâu sẽ mặc trang phục mà bên chú rể mang sang trong đám hỏi. Trong nghi lễ cưới của người Raglai hỏi đòi hỏi phải có rượu, đối với người Raglai rượu rất quan trọng và rượu không thể thiếu trong các nghi lễ cưới hỏi.Như đã bàn bạc từ trước đến ngày cưới chàng trai sẽ dậy từ rất sớm, quần áo tươm tất. Đến nhà cô gái cũng giống như lễ hỏi, chàng trai cũng mang theo lễ vật đến nhà cô gái. Lễ vật lần này khác trước là lễ vật lần này nhiều hơn, có thêm những thứ khác như một cây ná, một múi giáo, con dao. Những vật dụng mà nhà gái cần, đây cũng chính là những thứ nhà gái đòi nhà trai (lễ vật mà nhà gái thách cưới). Ngoài ra còn có chuỗi hạt cườm, vòng đeo tay, và vòng đeo cổ. Lễ

vật quan trọng nhất vẫn là hạt cườm. Có một số gia đình khi chàng trai đi đến nhà gái chàng trai phải bắn một mũi tên về phía mặt trời mọc và 1 mũi tên về phía mặ trời lặn, sau đó nung đỏ mũi giáo, mũi lao và dội nước lạnh với ý nghĩa cầu cho làm ăn được thuận lợi, sung túc.

Khi chàng trai đến cửa nhà gái, trước khi vào nhà còn phải làm 1 lễ gọi là lễ rửa chân. Trước đây chàng trai phải rửa tay chân tại cầu thang, nhưng hiện nay ở xã Khánh Bình tục rửa chân này được thay bằng rượu, chàng trai uống hết tô rượu mà nhà gái đưa là có thể bước vào nhà. Trong lễ cưới cô gái và chàng trai không được đi đâu mà chỉ ngồi ở một miếng ván. Vì đám cưới người Raglai cho rằng cô dâu, chú rễ đi lại là không nên. Tiếp khách cũng để mọi người trong gia đình làm. Nhà gái rót rượu, đặt cơm và 1 con gà luộc cúng mời ông bà chứng dám cho phép chú rễ đeo vòng tay, chuỗi hại cườm cho cô dâu. Mâm cúng riêng của cô dâu chú rể gồm một con gà luộc, hai tô cơm với ý nghĩa có tô ăn, có tô để. Cúng xong họ xem cằm gà và chân gà. Vì nếu cằm gà và chân gà thẳng thì sau này đôi trai gái sẽ ít cãi nhau. Còn nếu cằm gà và chân gà bị cong thì sau này đôi trai gái sẽ cãi nhau.

Sau phần cúng, khấn vái xong thì cô dâu và chú rể sẽ bốc cơm thịt mời nhau. Đối với đôi trai gái còn lành thì sẽ bốc cơm bằng tay. Còn nếu đôi trai gái có quan hệ trước hôn nhân thì sẽ bốc cơm bằng đũa. Trước khi bốc cơm cho nhau cô dâu và chú rễ rửa tay trước. Sau đó mỗi lần bốc cơm đều phải rửa tay. Bốc cơm đến đâu thì bà tiếp cơm(có thể là mẹ cô dâu hoặc chú rể) đắp cơm đến đó. Trong khi ăn cơm đôi trai gái cần để cơm vun vãi xuống nhà, vì như vậy sau này sẽ làm ăn dư, không bị túng thiếu.

Sau khi đút cho nhau ăn chú rể bảy miếng, cô dâu sáu miếng, thì bà tiếp cơm dùng vải trắng sạch hoặc lá chuối đậy kín tô cơm lại. Tục đút cơm có ý nghĩa sâu xa, trước hết dùng tay là để gắn kết con người với vòng đời cây lúa, cầu cho cây lúa luôn gần gũi với con người, cho con người hạt ngọc đầy kho. Hạt cơm đầy nồi, có cuộc sống sung túc. Còn dùng đũa được coi là việc trừng phạt đôi trai gái đã làm chuyện tình cảm trước hôn nhân. Vợ chồng đút cho nhau ăn thể hiện tình thương gắn bó, chăm sóc cho nhau. Về mâm cơm của hai vợ

chồng sau lễ cúng, sau đó sẽ cho mọi người cùng ăn để chia sẽ hạnh phúc của hai vợ chồng. Có một số gia đình quan niệm người khác không được ăn phần mâm cơm của hai vợ chồng vì đó là phần may mắn, chúc phúc dành riêng cho hai vợ chồng. Sau lễ cúng và nghi thức đút cho nhau ăn của hai vợ chồng xong thì bày dọn mâm cỗ để mọi người cùng ăn uống no say. Khi đã hoàn tất mọi thủ tục gia chủ dọn cơm đãi hai họ và bà con láng giềng đến chúc mừng, cùng nhau đánh mã la, ăn uống thau đêm suốt sáng. Trong nghi lễ cưới có văn nghệ bằng những nhạc cụ truyền thống là mã la đây là một dạng nhạc cụ đặc trưng của người dân tộc Raglai trong truyền thốngcùng với giọng hát của người Raglai hát bằng tiếng dân tộc.

Khách mời trong đám cưới của người Raglai ở xã Khánh Bình chủ yếu là những người quen biết, thân thiện với gia đình được gia đình mời bằng bằng miệng. Đến ngày cưới đến tham gia lễ cưới của đôi trai gái. Phần lớn không có quà mừng hay tiền mừng cưới mà chỉ đến dự lễ cưới ăn uống xong là ra về. Họ hàng của cô dâu chú rể đến dự lễ cưới của con cháu nếu họ hàng gần hay chị em ruột thịt mới mang vật phẩm sang góp cùng gia đình tổ chức cho con cháu của họ. Vật phẩm mang sang chủ yếu là rượu, gạo… tùy điều kiện kinh tế từng gia đình.

Sáng hôm sau, nhà gái tổ chức bữa ăn thịnh soạn mời nhà trai uống rượu, ăn đầu heo và tiễn chàng trai về. Lúc này nhà gái gửi theo bầu rượu, thịt heo cho chàng trai đem về nhà ăn uống.

Ngoài lễ cưới theo kiểu người Raglai ở đây còn tổ chức lễ cưới theo kiểu người Kinh để tiện cho việc mời bạn bè cùng với bà con hàng xóm là người Kinh.Lễ cưới kiểu người Kinh diễn ra sau khi lễ cưới người Raglai.

Trang phục cưới của cô dâu chú rể trong cưới hỏi hiện nay như người kinh. Áo cưới tùy vào sự lựa chọn của cô dâu và chú rể phần lớn trang phục trong đám cưới chủ yếu thuê là chính.Thức ăn trong đám cưới được họ hàng bà con cùng nhau phụ giúp nấu nướng để đãi khách thức ăn chủ yếu là thịt gà, thịt heo…tùy thuộc vào sự lựa chọn của gia đình.

Nơi tổ chức lễ cưới làtại nhà của chú rể và nhà cô dâu thời gian diễn ra sẽ phụ thuộc vào hai gia đình sắp xếp trong lễ hỏi. Trong buổi tối trước ngày cưới gia đình tổ chức văn nghệ, ca hát, hàng xóm, họ hàng đến chơi cùng tham gia văn nghệ và ăn bánh kẹo được đãi từ tối hôm trước, ca hát chủ yếu có máy hát Karaoke, trống đàn…phục vụ cho văn nghệ.

Khách mời không như trước kia, người Raglai trong lễ cưới theo kiểu người Kinh đã biết đặt thiệp mời, mời hàng xóm, họ hàng xung quanh… đến chung vui cùng gia đình. Khách mời chủ yếu mừng bằng tiền từ 200-300 tùy thuộc vào kinh tế từng gia đình đa số họ hàng mừng nhiều hơn.

Khách đến dự lễ cưới được ngồi vào bàn tiệc sắp xếp theo quy định của gia đình cũng như của địa phương đãi tiệc cưới cho bà con họ hàng thân thuộc đến chung vui cùng gia đình.

Cô dâu và chú rể làm lễ cùng cha mẹ hai bên gia đình dưới sự chứng kiến của khách mời. Nghi lễ xong cô dâu chú rể và bố mẹ hai bên đi từng bàn chào khách cho đến khi chào hết từng bàn cô dâu và chú rể sẽ ra cổng tiễn khách ra về.

Sáng hôm sau đoàn nhà trai tổ chức người và xe đến nhà gái đón cô dâu về, từ đây cô dâu sẽ ở luôn bên nhà trai. Gia đình nhà trai thực hiện nghi lễ đón

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w