Những quan niệm và phong tục trong hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh Bình

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 26 - 27)

Hiện nay có rất nhiều khái niệm, cách tiếp cận khác nhau về vấn đề hôn nhân:

Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa người đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức xã hội luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu chính thức của hôn nhân về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.

Thông thường hôn nhân được hiểu đó là sự kết hợp, thỏa thuận giữa một người đàn ông (chồng) và một người đàn bà (vợ) khi đã đến tuổi trưởng thành để duy trì nòi giống và đảm bảo tình hình kinh tế của gia đình, dòng họ. Hôn nhân ở thời kỳ nào hay bất cứ một cư dân nào đều được xây dựng từ nền tảng của một tình yêu chung thủy, chân thành và mãnh liệt nóng bỏng của tình yêu đôi lứa. [6,5]

Theo tiến sĩ Phạm Quang Hoan định nghĩa về hôn nhân là : “Hôn nhân là sự liên minh mang tính chất giới tính giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi những quy định của xã hội (tập quán pháp trong xã hội chưa có giai cấp và luật pháp của xã hội đã có giai cấp). Từ đó sản sinh ra những quyền hạn và trách nhiệm vợ chồng trong quan hệ với nhau và con cái của họ” [12, tr44-45]

2.1. Những quan niệm và phong tục trong hôn nhân của người Raglai ở xãKhánh Bình Khánh Bình

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người raglai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w