BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Một phần của tài liệu Các dạng toán hóa học (Trang 60 - 61)

Bài 5: Có 5 chất A, B, C, D và E là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng CTPT C4H8.

a) Hãy xác định mỗi chất trên, biết rằng: * A, B, C và D làm nhạt màu dung dịch brom. * E không làm nhạt màu dung dịch brom.

* Khi cộng brom, D có thể tạo ra 2 sản phẩm, sản phẩm từ B có một nguyên tử cacbon bất đối, sản phẩm từ C có hai nguyên tử cacbon bất đối.

Bài 7: Từ metan, viết các phương trình phản ứng điều chế : etilen glicol, ancol etylic, PE, PP, PVC, PVA, cao su

Buna, benzen, toluen, T.N.T (2,4,6-trinitrotoluen), nitrobenzen, stiren, 1-brom-2-nitro benzen, 1-brom-3-nitro benzen. Các chất vô cơ và điều kiện kỹ thuật có đủ.

Bài 8: Một hỗn hợp X gồm H2, ankan A, ankin B. Đốt 100 cm3 hỗn hợp X thu được 210cm3 khí CO2. Nếu nung nóng 100cm3 X với Ni xúc tác chỉ cịn 70cm3 một hiđrocacbon duy nhất. Tìm CTPT của A, B và % thể tích các khí trong hỗn hợp X. (Các khí đo ở cùng đk).

Bài 9: Trộn 5,04 lít hỗn hợp A gồm etan, etilen và propilen với H2 (lấy dư) trong bình kín có chất xúc tác Ni nung

nóng. Sau khi xảy ra phản ứng hồn tồn, thể tích khí trong bình giảm đi 3,36 lít. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 14,3 g hỗn hợp A cần vừa đúng 176,4 lít khơng khí.

Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp, biết rằng các thể tích khí đo ở đktc và thể tích O2 chiếm 1/5 thể tích khơng khí.

Bài 10: Cho 4,96 g hỗn hợp Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X.

a) Tính % khối lượng CaC2 trong hỗn hợp đầu.

b) Đun nóng hỗn hợp X có mặt xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.

- Lấy 1 phần hỗn hợp Y cho lội từ từ qua bình đựng nước brom (dư) thấy cịn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi đối với H2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng bao nhiêu gam?

-Lấy 1 phần hỗn hợp Y trộn với 1,68 lít O2 và cho vào bình kín thể

Một phần của tài liệu Các dạng toán hóa học (Trang 60 - 61)