Tiến hành trộn nhựa PPgMA với nhựa PP nguyên sinh theo hàm lượng từ 0 ÷ 8% về khối lượng, sau đó tiến hành chế tạo mẫu với điều kiện gia công tối ưu như trình bày tại mục 3.1. Tiến hành đo tính chất cơ lý của vật liệu nhựa thu được, kết quả được trình bày tại bảng 3.6 và hình 3.12.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng PPgMA đến tính chất cơ lý nhựa PP
Hàm lƣợng PPgMA (%) Độ bền kéo đứt (MPa) Độ dãn dài khi đứt (%)
Mô đun đàn hồi (GPa) 0 21,5 560 0,90 1 25,7 430 0,96 2 27,1 368 1,10 4 28,3 290 1,17 6 28,7 230 1,21 8 29,2 194 1,21
Kết quả cho thấy, độ bền kéo đứt và mô đun đàn hồi của mẫu tăng lên khi cho thêm PPgMA vào PP, điều này là do MA đã tạo thành các cầu nối với các phân tử PP. Tuy nhiên do cấu trúc của mạch MA bao gồm nhân thơm, có cấu trúc cồng kềnh nên khi PP được ghép với MA sẽ làm giảm độ linh động trong mạch phân tử, dẫn đến làm giảm độ dãn dài khi đứt của vật liệu nhựa PP ban đầu.
Hình 3.12. Ảnh hưởng của hàm lượng PPgMA đến tính chất cơ lý nhựa PP
Khi hàm lượng PPgMA tăng thì độ bền kéo và mô đun đàn hồi tăng, nhưng đến 2% thì tăng không đáng kể và độ dãn dài giảm mạnh. Nhựa PP chứa 2% PPgMA có độ bền kéo đứt tăng 26%, mô đun đàn hồi tăng 22%, độ dãn dài khi đứt giảm 34% còn nhựa PP chứa 8% PPgMA có độ bền kéo đứt tăng 36%, mô đun đàn hồi tăng 34%, độ dãn dài khi đứt giảm 65%. Do đó, luận văn lựa chọn hàm lượng PPgMA trộn trong nhựa PP là 2% để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.