Bảng 14 Ảnh hưởng của các tổ chức hỗ trợ khác
Tổ chức Thời gian Hỗ trợ Hình thức Hưởng lợi
Trung tâm Khuyến nông- khuyến lâm
2002-2010 Trực tiếp Tập huấn 4 lớp 480 hộ
2010 Trực tiếp 270.000đ/ hộ 40 hộ
NAV 2006 Gián tiếp Hỗ trợ nhà
xưởng,
Hợp tác xã HTX NN I Phú
Lương
2006-2010 Trực tiếp Tập huấn 4 lớp 240 hộ
Trước đây, phong trào sản xuất nấm rơm là các phong trao tự phát, nên chính quyền xã chưa có hỗ trợ gì nhiều. Nhưng khi nhận thấy phong trào sản xuất phát triển mạnh, nhu cầu của người dân tăng cao, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan ban ngành của Huyện, các tổ chức nước ngoài (SNV) nhằm tìm kiếm kỹ thuật mới. Từ năm 2002 đến nay, đã có 8 đợt tập huấn do trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh, 4 đợt do HTX Phú Lương 1 tổ chức. Ngoài ra chính quyền xã cũng có những hoạt động, tổ chức nhằm nâng cao, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nấm của mình. Tuy nhiên đến nay, các hoạt động này vẫn chưa có kết quả.
Đóng góp cho sự phát triển của nghề sản xuất nấm rơm có thể kể đến tổ chức NAV. Tổ chức này thông qua HTX Phú Lương 1 tài trợ cho những hộ sản xuất xây dựng nhà vòm, tổ chức các buổi tập huấn. Tổ chức cũng tài trợ cho Họp tác xã xây dựng nhà trồng nấm và hỗ trợ mua 1 máy sấy phục vụ công tác sấy nấm cho HTX Phú Lương 1.Các cơ quan trường học như đại học Nông Lâm Huế, Đại học Khoa Học Huế cũng đã thâm gia vào nghiên cứu chuyển giao các kỹ thuật trồng nấm. Vừa qua Trung tâm khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ người dân thôn Đông B cải tạo, xây dựng mới các nhà vòm nấm với mức hỗ trợ 270.000/ hộ( bằng tiền và hiện vật). Những hoạt động này tuy có thể thành công hoặc không nhưng thể hiện sự quan tâm của chính quyền và các tổ chức liên quan đến sự phát triển của nghề nấm.
36
Khi nhắc đến sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể thì không thể không nhắc đến vai trò của HTX Phú Lương 1. Xã Phú Lương có 3 HTX thì chỉ có HTX Phú Lương 1 là chuyên về hỗ trợ trồng nấm. Trước hết HTX Phú Lương 1 đã tổ chức các đợt tập huấn trông nấm cho các hộ nông dân của toàn xã. Từ năm 2006 đến nay, HTX đã tổ chức 4 đợt tập huấn cho các xã viên với số lượng học viên khoảng 80-120 người. HTX cũng là nơi thử nghiệm các giống nấm khác như linh chi (hoàng chi), nấm mèo, nấm tuyết. Hiện nay, HTX đã thử nghiệm thành công, kinh doanh có lãi từ các sản phẩm này, tạo thêm nguồn thu cho mình. Anh Đặng Tuấn, người phụ trách sản xuất nấm tại HTX cho biết: “Hiện nay HTX đã khoán cho anh việc sản xuất nấm theo hình thức đấu thầu. Anh được quyền sử dụng nhà nấm và meo giống để sản xuất tại HTX và nộp tiền theo định mức mà HTX đưa ra.” Việc này đã kích thích anh trong công việc và đã cho hiệu quả sản xuất cao hơn.
Bên cạnh sản xuất nấm, HTX cũng đã bắt đầu tiến hành tự sản xuất giống nấm. Tuy bước đầu chưa đạt dược hiệu quả như mông muốn nhưng chất lượng đang được nâng cao và dần dần đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cũng theo anh Tuấn thì hiện nay người dân vẫn chủ yếu sản xuất nấm rơm mà chưa dám đầu tư và các loại nấm khác vì họ chưa hiểu rõ về các loại nấm này do kỹ thuật phức tạp hơn nấm rơm và thị trường cho các loại nấm nầy vẫn chưa hình thành rõ ràng nên không dám mạo hiểm. Tuy nhiên anh cho rằng khi các kỹ thuật này được phổ biến và thị trường ổn định hơn, khi đó nhu cầu người dân sẽ tăng và lúc đó HTX có htể đáp ứng được nhu cầu của họ.
Hiện nay, ngoài việc tổ chức tập huấn, sản xuất nấm rơm, thử nghiệm các loại nấm mới thì HTX Phú Lương 1 cũng thực thi một nhiệm vụ quan trọng do UBND xã giao cho đó là thiết kế đề án xây dựng thí điểm làng nghề nấm rơm. Hiện nay, đề án này đã được xây dựng hoàn chỉnh và đang chờ phê duyệt của huyện và của tỉnh. Theo đó, các hộ sản xuất sẽ được tổ chức lại tốt hơn và tổ chức thành các nhóm sản xuất. các hộ sẽ được hỗ trợ thêm về quy trình sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà nấm theo tiêu chuẩn phù hợp. Đề án còn việc xây dựng một nhà máy sấy nấm với mức đầu tư hơn 200 triệu đồng. HTX lúc đó đảm nhận nhiều vai trò như tổ chức sản xuất, điều tiết sản lượng nấm, vừa đảm bảo khâu cung ứng vật tư cho xã
37
viên, đồng thời tổ chức bao tiêu sản phẩm cho xã viên dưới dạng hợp đồng. Hiện nay HTX đang liên hệ với các nhà máy sản xuất nấm đóng hộp phía nam. Nếu gia đoạn này thành công, sẽ tiến tới xây dựng một nhà máy chế biến các sản phẩm từ nấm hướng tới xuất khẩu, bên cạnh đó cũng sẽ đa dạng hóa các loại nấm trồng nhằm đa dạng các sản phẩm. Các xã viên tham gia phải cam kết bảo đảm sản xuất đúng kế hoạch cũng như tiêu thụ. Dự kiến đề án sẽ được thực hiện ban đầu tại thôn Lê Xá Đông và sau đó mở rộng ra 2 thôn Vĩnh Lưu và Đông B, những thôn có số hộ làm nấm tốt nhất, lớn nhất xã.
Mặc dù có khoảng 45 hộ đăng ký tham gia vào đề án, tuy nhiên đề án vẫn còn nhiều điểm phải xem xét. Thứ nhất, việc HTX đóng nhiều vai trò như vậy đòi hỏi phải có trình độ quản lý tốt để có thể phối hợp nhịp nhàng các công đoạn với nhau. Nhưng thực tế trình độ quản lý của các thành viên trong ban HTX là vấn đề còn phải bàn. Thứ hai, việc ký hợp đồng với các nhà máy sản xuất nấm là rất tốt, nhưng nảy sinh 1 vấn đề là việc sản xuất công nghiệp như vậy đòi hỏi lượng nguyên liệu lớn và ổn định (theo khảo sát khoảng 1 tấn/ ngày). Liệu với quy mô sản xuất hiện nay thì lượng nấm có thể đủ đảm bảo cung cấp đúng theo hợp đồng đã ký hay không. Hơn nữa công nghệ bảo quản tại xã còn rất hạn chế nên việc vận chuyển nấm đi xa có thể làm nấm giảm chất lượng và giá thành. Thứ nữa là việc cam kết của người nông dân, liệu họ có khả năng thực hiện theo hợp đồng. Việc định gia cho nấm vẫn chưa có một biện pháp định giá nào phù hợp để đôi bên tin tưởng và cùng có lợi. Tham gia vào dự án đồng nghĩa họ sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất lớn hơn, nhưng với những yếu tố đó sẽ khiến họ chịu rủi ro lớn hơn nên đây sẽ là yếu tố khiến họ không muốn tham gia. Khi được hỏi về ý muốn thành lập một quy mô sản xuất nấm theo hình trọn gói, tất cả 45 hộ đều có mong muốn, tuy nhiên có đến 32 hộ không muốn tham gia theo hình thức của xã vì những lý do trên.