Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm

Một phần của tài liệu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm rơm tại xã phú lương, phú vang, thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

Cũng như những ngành nghề sản xuất khác, việc mở rộng quy mô sản xuất nấm cũng đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng các nhân tố liên quan. Nấm cũng là một loại nông sản nên việc sản xuất cũng phải tính đến các yếu tố như: vốn, kỹ thuật, con người, thị trường tiêu thụ, và các chính sách hỗ trọ liên quan. Qua quá trình nghiên cứu tại xã Phú Lương, tôi nhận thấy có những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm rơm như sau.

4.3.1. Điều kiện tự nhiên

Như đã trình bày ở phần trên, xã Phú Lương chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của khí hậu đại dương, vì vậy có

những đặc trưng về thời tiết, khí hậu là: Nhiệt độ cao đều quanh năm (25oC –

39,8oC), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô). So với

các vùng khác của huyện Phú Vang thì xã Phú Lương nằm trong tiểu vùng có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh

tế cho người dân. Với nhiệt độ khoảng từ 25 - 38oC là điều kiện tốt để cho nấm sinh

trưởng và phát tiển tốt cho năng suất cao. Thêm vào đó, xã Phú Lương được coi là một trong những vựa lúa của huyên Phú Vang nên việc cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất nấm là rất dễ dàng. Bên cạnh đó các xã xung quanh như Thuỷ Thanh, Phú Mỹ, Thuỷ Vân cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, so với các xã khác thì xã Phú Lương có lợi thế về trồng nấm hơn về cả kinh nghiệm(trên 10 năm sản xuất) lẫn điều kiện địa đình. Mặc dù cũng thuộc vùng thấp trũng nhưng thời gian ngập úng thường thấp hơn và bên cạnh đó tỷ lệ ra nấm tại xã cao hơn các xã bênh cạnh.

Khó khăn về tự nhiên lớn nhất mà người dân gặp phải là nhiệt độ lạnh và nhiệt độ thất thường. Do chịu ảnh hưởng của nhiều đới gió khác nhau nên thời tiết của vùng có nhiều lúc diễn biến rất phức tạp. Mỗi khi có sự thay đổi bất thường về thời tiết thì hầu hết các hộ trồng đều phải bỏ và làm lại. Trong suốt 12 tháng sản xuất thì

tháng 12, 1, 2, 3 những tháng có nhiệt độ thấp nhất, từ 16 - 18 oC, là nhiệt độ có hại

đối với trồng nấm. Nấm trồng vào thời gian này năng suất rất thấp, và cho ra loại nấm nhỏ. Theo tìm hiểu tại địa phương, trước đây vào mùa này người ta có thể thất

26

thu khoảng 90% số lứa nấm. Hiện nay với kinh nghiệm sau nhiều sản xuất tỷ lệ này đã tuy còn rất cao nhưng đã hạ xuống còn khoảng 65%. Tuy nhiên nấm trong thời điểm nầy có giá rất cao, thường cao gấp 4- năm lần so với ngày thường. Như vậy nếu hộ trồng nấm nào có nấm ra trong khoảng thời gian này coi như trúng lớn. Qua đó ta có thể thấy thời tiết lạnh vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các hộ trồng nấm. Một số hộ trồng nấm đã nhận thấy được điều đó nên đã có lịch sản xuất vào khoảng thời gian này( từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) khoảng thời gian còn lại họ sản xuất cầm chừng và để vòm có thời gian nghỉ.

Gia đình ông Nguyễn Định là một ví dụ. Gia đình ông vừa sản xuất nông nghiệp, vừa trồng nấm. Theo ông, vào các tháng có nhiệt độ cao thì giá nấm thường rất thấp, chỉ trừ các dịp rằm. Vì thế ông quyết định là chỉ sản xuất vào các tháng lạnh. Với kinh nghiệm trồng nấm và khả năng phán đoán, ông đã thành công rất lớn. Chỉ riêng dịp tết Nguyên Đán 2010, gia đình ông đã thu lãi của 3 vòm nấm với số tiền trên 6 triệu đồng - bằng số tiền lãi của 1 hộ trồng có 2 vòm nấm trong gần 1 năm. Tuy nhiên những hộ có khả năng sản xuất như vậy rất ít.

Một phần của tài liệu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm rơm tại xã phú lương, phú vang, thừa thiên huế (Trang 26 - 27)