Để có thể xác được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuấnâm, tôi đã phỏn vấn các họ sản xuất nấm và có được số liệu sau đây:
Bảng 10: Các yếu tó kỹ thuật ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm
Tiêu chí
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Số người đồng ý/số được hỏi Tỷ lệ % Số người đồng ý/số được hỏi Tỷ lệ %
Kinh nghiệm sản xuất(năm) 8.38 9.39
Độ khó của kỹ thuật 0/8 0 0/37 0
Dịch bệnh 8/8 100 24/37 64,8
Kỹ thuật trồng nấm vào mùa lạnh 8/8 100 32/37 86,4
Meo giống không đảm bảo 3/8 37,5 19/37 51,3
Thiếu tập huấn kỹ thuật 1/8 12,5 8/37 21,6
27
Công nghệ bảo quản 0/8 0 0/37 0 Nguồn: số liệu phỏng vấn năm 2010 Qua bảng 10, có thể khẳng định đầu tiên rằng kỹ thuật trồng nấm rơm rất dễ học và dễ dàng áp dụng trong dân. Nó không đòi hỏi kỹ thuật quá tinh vi và phức tạp, chính vì thế mà người dân dễ dàng học hỏi và áp dụng rất nhanh. Qua khảo sát 100% số hộ được hỏi cho biết: Kỹ thuật trồng nấm đơn giản, dễ học và dễ đưa vào áp dụng. Phần lớn các nông hộ này thì ban đầu khi bắt đầu trông nấm thì họ không phải tham gia một lớp tập huấn nào cả mà chỉ bắt chước hàng xóm xung quanh là có thể trồng nấm (80%) với năng suất gần như tương đương các hộ khác.
Khó khăn lớn nhất đối với kỹ thuật trồng nấm là vấn đề “nhiễm đất”. Đây là vấn đề mà 100% số hộ được điều tra đều gặp phải. Nhiễm đất là hiện tượng các hộ trồng nấm sau 1 khoản thời gian sản xuất với năng suất các năm đầu cao, nhưng các năm sau thấp dần và thậm chí không cho năng suất trên 1 không gian sản xuất nhất định. Hiện tại vấn đề này đang là nguyên nhân cản trở lớn cho việc mở rộng sản xuất. Theo các hộ trồng nấm thì mặc dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp phòng trừ, phun hoá chất nhưng không có kết quả. Theo ông Nguyễn Định, Chủ Nhiệm HTX Phú Lương thì trước đây đã có nhiều đoàn nghiên cứu từ các trường đại học và các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật về nghiên cứu nhưng chưa có kết quả. Do vậy người dân phải tự tìm biện pháp khắc phục là bỏ vòm cũ di chuyển vòm nấm luân phiên ở các diện tích trong khu vục sản xuất của mình. Thường thời gian bắt buộc phải di chuyển chỗ đặt vòm nấm là từ 1 đến 2 năm(trước đây là 2-3 năm). Điều gây ra sự lãng phí lớn bởi các vòm nấm thường sử dụng được trong khoảng thời gian từ 2-3 năm với chi phí thay mới cho 1 vòm khoảng 1,5 triệu đồng. Bên cạnh đó nhiễm đất còn gây khó khăn đối với các hộ có diện tích đất sản xuất ít.
Mặc dù diện tích 1 vòm nấm là không nhiều (24m2) nhưng việc phải di chuyển vòm
nấm sẽ khiến cho diện tích đất sản xuất bị thu hẹp lại và khó có thể mở rộng thêm. Khó khăn thứ 2 chính là kỹ thuật trồng nấm trong các tháng lạnh và bảo vệ nấm trước các thay đổi bất thường. Như đã trình bày ơ phần trên, do nằm trong vùng khí hậu thất thường nên cần có kỹ thuật tốt để bảo vệ nấm. Trên thực tế kỹ thuật chăm sóc nấm vẫn dựa vào kinh nghiệm học hỏi là chính. Vẫn chưa có một
28
kỹ thuật nào thật sự hoàn chỉnh để nhân dân áp dụng. Vì thế đối với 78% số hộ được hỏi không có nhu cầu muốn tập huấn thêm về kỹ thuật do kỹ thuật tập huấn cũng không khác gì hơn so với những điều họ đang biết.
Kỹ thuật trồng nấm vào các tháng lạnh cũng chủ yếu là do kinh nghiệm mà có. Vào các tháng mùa lạnh do nhiệt độ không thích nghi nên người dân nơi đây đã có nhiều biện pháp khắc phục khác nhau:
- Sử dụng than và bóng đèn điện để sưởi ấm. Mỗi lứa nấm dùng 4 bóng đèn (100W) và 10 kg than để sưởi. Tuy nhiên cách này vẫn không hiệu quả và rất bất tiện vì dùng than sưởi vào ban đêm thì người trồng phỉa thức canh để giữ than và điều tiét không khí trong nhà vòm. Hiện nay một số hộ đã có biện pháp sử dụng quạt sưởi để điều chỉnh nhiệt độ. Theo ông Trần Quang (thôn Vĩnh Lưu) thì dung quạt sưởi có nhiều tiên lợi như tự điều tiết được lượng gió lưu thông đảm bảo cho tất cả các bánh nấm, nhiệt độ tăng cao hơn than và chi phí cũng rẻ hơn 1,5 lần.
- Thay đổi số lượng bánh rơm theo mùa: mùa đông xếp dày hơn, và số lượng bánh rơm nhiều hơn từ 100 đến 200 bánh.
Với các biện pháp đó, tỷ lệ thất thu đã giảm nhưng vẫn rất cao, khoảng 65%, vì vậy cần phải có các nghiên cứu kỹ thuật để khắc hục vấn đề này.
Khó khăn thứ 3 là chất lượng meo giống sản xuất không đảm bảo. Nguồn meo giống hiện nay các hộ lấy chủ yếu từ Sài Gòn( giống M1, Bình Thạnh) với giá khoảng 2000 đồng/ bánh và có thể dùng cho 5 bánh rơm. Theo ông Nguyễn Định thì meo giống lấy từ Sài Gòn có chất lượng tốt hơn, tỷ lệ ra nấm cao hơn các loại khác. Tuy nhiên sử dụng meo giống này cũng gặp phải rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là giá thành cao hơn các loại meo giống khác. Thứ hai là nguồn cung cấp quá xa khiến meo giống không đạt được chất lượng ổn định. Cùng một đợt meo chuyển vảo nhưng có hộ làm ra nấm, có hộ lại không. Nếu sản xuất theo quy mô nhỏ thì thiệt hại không lớn lắm, nhưng nếu đặt vấn đề mở rộng sản xuất thì chất lượng meo giống không thể không quan tâm.
Vấn đề sản xuất meo giống tại địa phương cũng đã được quan tâm. Đảm nhận công tác này là HTX Phú Lương 1, nơi chuyên sản xuất nhiều loại nấm. Tuy nhiên giống nấm làm ra chưa thuyết phục người dân nên đã phải dùng lại. Tỷ lệ meo
29
giống ở đây ra rất thấp, trong khi giá thành lại chẳng thấp hơn bao nhiêu (1800đ/bánh). Trao đổi với Chủ nhiệm Hợp tác xã, ông Định cho biết trước đây HTX đã cử người đi học sản xuất meo giống và đã làm được có kết quả tốt nhưng giá thành cao. Tuy nhiên do mức lương trả cho người làm không thể lôi kéo được nên họ đã bỏ đi làm việc khác. Vì vậy khi sản xuất meo sau này, chất lượng meo không đảm bảo, kinh doanh thua lỗ nên đã phải bỏ. Hiện nay HTX đang cử người đi học tiếp và đang nghiên cứu hướng sản xuất mới để giữ chân người làm. Hi vọng trong thời gian mới, HTX sẽ có thể sản xuất được loại meo giống tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nhân dân trong vùng.
Bảng 11: Chi phí vào bánh cho một lứa nấm.(500 bánh) của 1 hộ
Chi phí ĐVT Số lượng Giá (1000đ ) Thành tiền(1000đ) H ộ ng h èo Rơm sào 3 30 90 Meo giống bánh 81.5 163 Công bánh 500 0.2 100 Tổng 350 H ộ kh ô ng Rơm sào 3 30 90 Meo giống bánh 80.73 2 161 Công bánh 500 0.2 100 Tổng 350
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Vấn đề bảo quản nấm sau thu hoạch hiện vẫn chưa được coi trọng. Hiện nay nấm sản xuất ra đều tiêu thụ dưới dạng nấm tươi, không có biện pháp bảo quản đóng gói. Có nguyên nhân này là do việc sản xuất nấm vẫn theo quy mô nhỏ và tiêu thụ ngay nên việc bảo quản không được quan tâm. Hơn nữa hiện nay nhu cầu nấm rơm sử dụng tươi là phổ biến. Thêm vào đó giá thành để sấy nấm bảo quản là rất cao. Để có được 1 kg nấm khô cần 9kg nấm tươi và thêm 3000 đồng tiền điện. Với
30
giá thành đó thì người tiêu dùng khó chấp nhận. Một hướng bảo quản khác là chế biến nấm đóng hộp đang được xem xét. Vấn đề khó của phương pháp này là để sản xuất nấm đóng hộp thì cần có nhà máy và số lượng nấm ổn định. Với quy mô sản xuất nấm hiện nay thì phương pháp này chưa thể chấp nhận được.