Nguồn lực con người ở đây bao gồm số lao động và trình độ tiếp thu của lao động. Như đã đề cập ở trên, việc sản xuất nấm rơm có kỹ thuật rất đơn giản, không cần trình độ cao để sản xuất. Vấn đề về trình độ ở đây chính là khả năng áp dụng kinh nghiệm khi mở rộng sản xuất. Với quy mô sản xuất hiện nay, thì vấn đề quản lý sản xuất vẫn chưa đòi hỏi nhiều. Tuy nhiên, khi mở rộng sản xuất lên quy mô lớn hơn thì cần quan tâm đến việc quản lý sản xuất để có thể đạt được lợi nhuận lớn nhất. Nấm rơm là loại thực phẩm khó bảo quản , làm ra phải tiêu thụ ngay nên để có thể đạt hiệu quả tối đa cần có sự lên kế hoạch rõ ràng. Việc tiếp thu cách quản lý mới có thể gặp nhiều khó khăn do nếp làm ăn quy mô nhỏ lâu nay. Tuy nhiên với tinh thần chịu khó học hỏi, người dân ở đây có thể nâng cao được trình độ tiếp thu của mình.
Bảng 12: Lao động và yêu cầu trình độ của lao động trồng nấm
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Hộ nghèo Hộ không nghèo
Trình độ 12/12 8,4 10,4
Kinh nghiệm Năm 8,4 9,4
Số lao động Người 3,6 4,1
Được tập huấn kỹ thuật(lần) Người 33 34
Năng suất trung bình một vòm kg 33,6 33,8
Nguồn Phỏng vấn hộ năm 2010
Số lao động sản xuất nấm rơm cũng được người dân ở đây cho là một vấn đề ít quan trọng. Chỉ có 5/45 hộ tham gia phỏng vấn cho rằng vấn đề lao động cản trở đến việc mở rộng quy mô sản xuất của họ. Đa phần người dân ở đây cho rằng với 2-3 vòm nấm thì một gia đình 4 người cũng làm vừa đủ. Việc sản xuất nấm rơm chỉ
31
cần nhiều nhân lực vào lúc ngâm ủ và đóng bánh rơm. Với 4 người thì việc đóng bánh, xếp giàn chỉ cần tối đa 1 ngày là xong xuôi. Hơn nữa, xã Phú Lương là một xã làm nông nghiệp, vì thế lực lượng lao động nhàn rỗi rất nhiều. Vì thế khi muốn mở rộng sản xuất thì họ có thể thuê người làm với chi phí cũng vừa phải. Thông thường, khi thuê lao động này người ta thường khoán sản phẩm với chi phí từ khi ngâm ủ đến khi bánh rơm được xếp vào giàn là 200d/ bánh. Như vậy 1 vòm nấm khoảng 500- 700 bánh chỉ tốn 100.000-140.000 đồng. So với lợi nhuận thu được thì con số nầy là chấp nhận được. Điển hình cho việc thuê lao động này là hộ ông Trần Quang với 3 vòm nấm. Gia đình ông cũng có con cái nhưng đều đi xa làm ăn. Nhà chỉ còn 2 vợ chồng (trên 60 tuổi) nhưng hộ của ông vẫn là hộ sản xuất nấm lớn. Ông cho biết nhà ông có diện tích ruộng lớn khoảng 7 mẫu, tuy nhiên làm ruộng hiện nay không cần nhiều lao động như trước vì đã có máy móc làm hết. Vì thế các con ông tận dụng thời gian rối đi làm ăn xa. Số rơm mỗi vụ thu hoạch của gia đình ông là rất lớn, nhưng nếu bán đi thì rất phí. Ông quyết định sản xuất nấm rơm để tăng thêm thu nhập. Thế là ông quyết đinh đầu tư 3 vòm nấm, thuê người làm. Mỗi tháng từ 3 vòm nấm, ông thu được hơn 2 triệu đồng tiền lãi, so với tiền công vào bánh là 300.000 thì ông đã rất có lãi. 5 hộ được phỏng vấn cho răng nguồn nhân lực là yếu tố cản trở là những hộ nghèo, thu nhập thấp. Đối với họ thì việc làm nấm để kiếm thêm thu nhập, nếu như nấm không ra được thì họ không có tiền trả tiền công. Vì thế họ không dám mạo hiểm.