Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.DOC (Trang 61 - 64)

II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh

2.1.Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại chi nhánh

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật ở trên mà quy trình bảo đảm tiền vay của chi nhánh được thực hiện như sau:

* Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm.

Khi khách hàng tìm đến với ngân hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, cán bộ tín dụng của chi nhánh có trách nhiệm hướng dẫn giải thích cụ thể để khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của bên vay đối với tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng có thể liệt kê các loại giấy tờ cần xuất trình để thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng.

Sau khi nhận được hồ sơ tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng chi nhánh kiểm tra xem trong bộ hồ sơ đã đủ loại và số lượng theo yêu cầu, có chữ ký và xác nhận của cơ quan liên quan, có phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu khác nhau trong hồ sơ theo đúng các quy định của pháp luật. Các cán bộ tín dụng của chi nhánh rất coi trọng khâu đầu tiên này, chính sự làm việc có trách nhiệm cao này đã giúp khách hàng tránh được tình trạng phải bổ sung, sửa chữa nhiều lần hồ sơ.

*Bước 2: Thẩm định tài sản bảo đảm.

 Nguồn thông tin để thẩm định: tại chi nhánh Láng Hạ, việc thẩm định tài sản bảo đảm được tiến hành dựa trên ba nguồn thông tin đó là:

- Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: đây là nguồn thông tin chủ yếu để xem xét đánh giá tình trạng và giá trị tài sản bảo đảm vì vậy thu thập được càng nhiều càng tốt.

- Khảo sát thực tế: kết quả khảo sát thực tế nhằm khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp.

- Các nguồn khác( chính quyền địa phương, công an, toà án, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các ngân hàng khác, hàng xóm láng giềng, báo chí...): đây là nguồn thông tin mang tính khách quan và chính xác cao.

 Nội dung thẩm định: Thực hiện theo quy định của pháp luật, cán bộ tín dụng của chi nhánh tập trung làm rõ những vấn đề sau:

- Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng vay/ bên bảo lãnh: cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ rõ ràng, minh bạch của các loại giấy tờ khách hàng xuất trình, đặc biệt lưu ý các trường hợp có dấu hiệu sửu chữa, mâu thuẫn, không rõ ràng.

- Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đủ ba điều kiện theo quy định, đó là: tài sản hiện không có tranh chấp, tài sản được phép giao dịch, tài snả dễ chuyển nhượng.

- Xác định giá trị tài sản bảo đảm: nhằm làm cơ sở xác định mức vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.

- Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm: để thẩm định nội dung này, cán bộ tín dụng cần rà soát toàn bộ hồ sơ giấy tờ tài sản bảo đảm, dự báo khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở các thông tin liên quan, từ đó đề xuất các điều khoản cần quy định trong hợp đồng bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của chi nhánh trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm.

- Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản bảo đảm an toàn và hiệu quả: cán bộ tín dụng của chi nhánh tuỳ từng trường hợp cụ thể đề xuất bên nào giữ tài sản bảo đảm thì hợp lý, ngân hàng cần giữ các loại giấy tờ gì, phương pháp kiểm tra tài sản bảo đảm như thế nào.

 Viết báo cáo thẩm định.

Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung đã được thẩm định ở trên, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm viết báo cáo thẩm định trình phụ trách phòng, với các nội dung sau:

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay có đầy đủ theo quy định; - Tính pháp lý của tài sản bảo đảm;

- Phân tích, đánh giá, dự báo về giá trị, khả năng chuyển nhượng, phương pháp quản lý tài sản bảo đảm.

- Dự báo các rủi ro có thể xảy ra đối với biện pháp bảo đảm và các biện pháp hạn chế rủi ro đó.

Kết luận: cán bộ tín dụng nêu rõ có đồng ý nhận tài sản bảo đảm hay không? trường hợp đồng ý thì định giá bao nhiêu? Các điều kiện và phương pháp quản lý tài sản cầm cố thế chấp? Các đề xuất khác...

Trưởng (phó) phòng tín dụng/ kinh doanh kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định và ghi ý kiến của mình: nhất trí hoặc đề nghị cán bộ tín dụng bổ sung hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng khác thực hiện việc tái thẩm định, hoặc thuê bên thứ ba thẩm định. Sau đó trưởng (phó) phòng tín dụng/ kinh doanh ký tên vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc (phó Giám đốc) chi nhánh.

* Bước ba: Lập hợp đồng bảo đảm.

Sau khi hoàn thiện các khâu trên, chi nhánh và khách hàng cùng nhau soạn thảo các nội dung của hợp đồng dựa trên các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của NHNN & PTNT Việt Nam và sự thoả thuận của các bên. Nội dung của hợp đồng bảo đảm thường gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Các bên tham gia ký hợp đồng:

Bên cho vay (Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ). Bên vay vốn. Bên thứ ba (nếu có). - Hình thức bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay).

- Tài sản bảo đảm tiền vay: trong đó nêu rõ tên tài sản bảo đảm, chủng loại, số lượng, diện tích, đặc điểm kỹ thuật, vị trí, giá trị được định giá, tổng giá trị.

- Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh.

- Số tiền vay.

- Lãi suất, thời hạn vay.

- Bên giữ giấy tờ tài sản bảo đảm. - Quyền và nghĩa vụ các bên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thoả thuận khác. - Hiệu lực của hợp đồng.

* Bước 4: Bàn giao tài sản bảo đảm: Sau khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực, chi nhánh và khách hàng vay/bên bảo lãnh thực hiện bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm và lập biên bản bàn giao. Tuỳ theo từng loại tài sản, phương thức giữ tài sản bảo đảm có thể được thực hiện theo một trong ba phương thức sau:

- Chi nhánh giữ và quản lý tài sản bảo đảm.

- Khách hàng vay, bên bảo lãnh được quản lý tài sản, chi nhánh giữ hồ sơ. - Bên thứ ba được giao, thuê giữ tài sản, chi nhánh giữ hồ sơ.

Như vậy, có thể khái quát quy trình ký hợp đồng bảo đảm tiền vay tại chi nhánh Láng Hạ bao gồm bốn khâu chủ yếu đó là việc cán bộ tín dụng nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định thông tin về tài sản bảo đảm, báo cáo trưởng (phó) phòng tín dụng/ kinh doanh, trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt, sau đó thông báo cho khách hàng có cho khách hàng vay hay không? nếu có, tiến hành ký kết hợp đồng bảo đảm. Sau khi hợp đồng được ký, luôn luôn có sự theo dõi, kiểm tra, tình hình sử dụng vốn vay và tình trạng tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thu hồi khoản nợ một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.DOC (Trang 61 - 64)