Kết quả cho vay theo các hình thức bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.DOC (Trang 64 - 68)

II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh

2.2. Kết quả cho vay theo các hình thức bảo đảm tiền vay

Sau hơn một năm chi nhánh Láng Hạ đi vào hoạt động thì nghị định về bảo đảm tiền vay ra đời, do đó những hoạt động ban đầu của chi nhánh còn gặp khó khăn. Các cán bộ ngân hàng mới bước đầu làm quen với nghiệp vụ lại chưa có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh để dẫn dắt lên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi thực hiện nghị định số 178/1999/NĐ - CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay, chi nhánh Láng Hạ đã áp dụng dần đầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay mà nghị định đã đưa ra như cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của bên thứ ba và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đúng pháp luật. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 11: Dư nợ theo hình thức bảo đảm. (Đơn vị: Tỷ đồng)

Hình thức cho vay N ăm 2004 N ăm 2005 N ăm 2006

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Không có TS bảo đảm

1280,4 58,2% 1043 55,6% 1107 53,8%

Tổng dư nợ 2.200 1876 2057

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006).

Qua đây, ta thấy tại chi nhánh dư nợ cho vay theo các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản, không có bảo đảm bằng tài sản các năm 2004- 2006 đều tăng lên đáng kể. Đặc biệt là tỉ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, có xu hướng tăng lên, tỉ trọng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với các đối tượng vay mới ngoài các doanh nghiệp Nhà nước lên đòi hỏi việc đảm bảo bằng tài sản phải tăng lên thích ứng để đảm bảo an toàn, đồng thời mở rộng quy mô tín dụng. Thể hiện cụ thể như sau:

* Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp: đây là hình thức bảo đảm tiền vay phổ biến mà các ngân hàng thường áp dụng đối với khách hàng, bởi vì nó là hình thức bảo đảm phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, hộ cá nhân trong việc vay vốn trung và dài hạn. Tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ việc áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể trong các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản, tuy nhiên cũng không phải là tỉ trọng cao nhất. Theo thông tư số 06/ 2000/TT - NHNN thì tài sản có thể được dùng làm tài sản thế chấp là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, tầu biển hay các tài sản khác theo quy định. Nhưng do đặc điểm của chi nhánh là hoạt động trên địa bàn thủ đô, nơi tập trung đông dân cư và các doanh nghiệp nên hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp của ngân hàng thường là nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc, thiết bị và ô tô. Trong đó tài sản thế chấp được ưa chuộng nhất vẫn là nhà ở và quyền sử dụng đất (chiếm 80%), các tài sản khác (chiếm 20%).

* Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố: Theo quy định của NHNN& PTNT Việt Nam các loại tài sản có thể đem cầm cố là máy móc thiết bị ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác...Tuy nhiên tại chi nhánh mới có một số hình thức cầm cố chủ yếu là: Sổ tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu. Đây là những tài sản có khả năng thanh quản cao, tuy nhiên tỉ trọng của hình thức cầm cố này cũng rất thấp (< 10 %).

* Cho vay có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: dư nợ cho vay có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 tại chi nhánh Láng Hạ chiếm tỉ trọng cao nhất trong các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Bên thứ ba ngoài việc phải thỏa mãn một số điều kiện quy định mới được đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay vốn, đồng thời phải chịu trách nhiệm về khoản vay của khách hàng đối với ngân hàng do vậy đây thường là khoản vay tương đối an toàn. Chi nhánh Láng Hạ đã tận dụng triệt để ưu thế này trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo đúng quy đinh của pháp luật, tỷ trọng của hình thức cho vay có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba của chi nhánh chiếm hơn 20%.

* Cho vay có bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay, tức là khi phát tiền vay tài sản này chưa hình thành, do đó mức độ rủi ro của hình thức cho vay này khá cao so với cầm cố thế chấp tài sản. Hơn nữa việc quản lý trong quá trình hình thành tài sản cũng có nhiều khó khăn vì nó phụ thuộc vào trình độ quản lý của ngân hàng, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng, có kinh ngiệm và trình độ. Do đó tại chi nhánh Láng Hạ thường áp dụng hình thức cho vay này đối với doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài hoặc có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại chi nhánh trước đó để tránh rủi ro. Đây là một hình thức cho vay mới được áp dụng, do đó tỷ trọng của hình thức cho vay này tại chi nhánh là rất nhỏ khoảng 6%.

* Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Theo lý thuyết thì việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản có độ rủi ro lớn, nhưng tại chi nhánh Láng Hạ thì tỉ trọng của dư nợ theo hình thức này lại là cao nhất, trung bình chiếm trên 50% tổng dư nợ trong 3 năm gần đây. Bởi khách hàng của chi nhánh Láng Hạ hầu hết là các tổng công ty nhà nước như Tổng công ty xây dựng, Tổng công ty lắp máy Việt Nam... là những khách hàng có uy tín cao, có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngoài ra, chi nhánh còn có một tỉ lệ cho vay theo chỉ định của Chính phủ do nằm trong hệ thống của NHNN & PTNT Việt Nam. Tuy nhiên khi cho vay theo hình thức này, chi nhánh Láng Hạ cũng phải thẩm định khách hàng cẩn thận, khách hàng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được xét cho vay không có bảo đảm (Quy định số 991,992,993/2001/QĐ- NHNN, sau này được thay thế bằng quy định số 1380, 1381/2002/QĐ- NHNN ngày 16/12/2002). Đồng thời chi nhánh Láng Hạ cũng xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng theo tiêu chuẩn của NHNN & PTNT Việt

Nam để lựa chọn khách hàng có tiềm năng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các DNNQD để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Mặc dù mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỉ trọng cao, nhưng tỉ lệ nợ quá hạn của hình thức cho vay này tại chi nhánh Láng Hạ lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (0,4% năm 2006). Điều này chứng tỏ khách hàng của chi nhánh hầu hết là những người có uy tín, đồng thời cũng phản ánh công tác thẩm định khách hàng của chi nhánh là chính xác hợp lý, đúng pháp luật để lựa chọn được đúng khách hàng thực sự tốt.

* Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN 14 ngày 25/8/2000 của ngân hàng nhà nước (quy chế cũ) và được thay thế bằng quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 (quy chế mới) có thể hiểu “bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên được bảo lãnh”. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Quy chế mới quy định nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm các loại sau: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, xác nhận bảo lãnh; Ngoài ra tổ chức tín dụng còn được thực hiện các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện quy chế cũ, và dần thay đổi theo quy chế mới, tại chi nhánh NHNN&PTNN Láng Hạ đã thực hiện khá tốt nghiệp vụ bảo lãnh với nhiều loại hình, các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã thực hiện việc phân loại khách hàng để áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh cho phù hợp theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2006 tổng số món bảo lãnh là 373 món với tổng giá trị 2404 tỉ đồng, số phí thu được hơn 10952 triệu đồng chiếm 68,85% trên tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Trong đó bảo lãnh thanh toán 51 món với giá trị là 7 tỉ đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng 45 món với giá trị là 794 tỉ đồng, bảo lãnh dự thầu 74 món với giá trị là 39 tỉ đồng, bảo lãnh vận hành 196 món với giá trị là 24 tỉ đồng, bảo lãnh khác 7 món với giá trị là 586 tỷ đồng.

Như vậy trong quá trình hoạt động ngân hàng, chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của Bộ luật dân sự, luật các Tổ chức tín dụng, các nghị định về đảm bảo tiền vay, các quyết định liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng...Theo quy định tổng số dư bảo nợ cho vay, tổng số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của chi nhánh (điều 18 quyết định 1627/2002/QĐ-NHNN và điều 7 quy chế mới về bảo lãnh ngân hàng). Tại chi nhánh Láng Hạ các cán bộ trong chi nhánh thực hiện cho vay, bảo lãnh đúng quy định trên đồng thời có sự thay đổi linh hoạt hợp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng, với những trường hợp nhu cầu vốn của khác hàng vượt quá 15% vốn tự có của chi nhánh thì các cán bộ của chi nhánh đã chủ động liên hệ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội để cho vay hợp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với những khoản nợ quá hạn mức lãi suất chi nhánh áp dụng luôn < 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã kí kết....

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động ngân hàng chi nhánh luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước như đóng VAT, thuế thu nhập... theo quy định, hàng năm chi nhánh trình báo cáo tài chính cho NHNN&PTNT Việt Nam...

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.DOC (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w