KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân trong vụ hè 2008 tại viện KHKTNN bắc trung bộ (Trang 45 - 47)

1. Kết luận

*) Về sinh trưởng:

Kali là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng của cây dưa hấu như: Đường kính thân cây, chiều dài cành cấp một và số lá trên cành cấp một, đặc biệt là số lá xanh còn lại sau thu hoạch.

*) Về phát triển

Kali ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng phát triển của dưa hấu như khả năng ra hoa, tỷ lệ hoa cái trên cành cấp một.

*) Về khả năng chống chịu sâu bệnh

Sử dụng kali có tác động tích cực đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại trên giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân cụ thể ở mức bón kali cao thì tỷ lệ sâu hại, tỷ lệ bệnh hại và chỉ số bệnh hại thấp hơn. Trong đó, công thức III (180 kg K2O/ha) có tỷ lệ sâu hại, bệnh hại và chỉ số bệnh hại thấp nhất.

*) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bón kali làm tăng trọng lượng quả Dưa hấu, cụ thể là trọng lượng quả tăng dần từ công thức có mức phân bón kali thấp nhất cho đến công thức có mức Kali cao nhất (120 – 210 kg K2O/ha).

Bón kali làm tăng năng suất thực thu của dưa hấu điều đó được thể hiện rõ ở bảng 3.7. Công thưc III (180 kg K2O/ha) và công thức IV (210 kg K2O/ha)có năng suất cao hơn so với công thức đối chứng (150 kg K2O/ha).

*) Chất lượng quả Dưa hấu

Nhìn chung, về chỉ tiêu chất lượng quả thì công thức bón tăng từ 180 – 210 kg K2O/ha đạt tốt hơn so với công thức bón 120 kg K2O/ha và công thức đối chứng 150 kg K2O/ha về các chỉ tiêu như: Chiều dài quả, độ dày cùi, độ dày thịt quả, độ Brix, hàm lượng chất khô và hàm lượng Vitamin C.

*) Hiệu quả kinh tế

Phản ứng của năng suất đối với việc bón kali, lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận đạt được thì liều lượng kali bón phù hợp cho cây dưa hấu trên đất cát pha vùng Bắc Trung Bộ là 180 kg K2O/ha trên nền (30 tấn phân chuồng + 600 kg Vôi + 120 kg N + 120 kg P2O5)/ha.

2. Đề nghị

Tuy kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy nhưng do điều kiện thực tập chúng tôi chỉ tiến hành thực hiện trong một vụ Hè, trên một loại đất nên chưa thể có những kết quả thật chính xác, do đó tôi có một số đề nghị sau:

1. Cần bố trí thí nghiệm trong các thời vụ khác nhau, trên nhiều chân đất và trên nhiều vùng tiểu sinh thái khác nhau để có kết quả thuyết phục hơn.

2. Vì thời gian thực hiện thí nghiệm có hạn, quy mô thí nghiệm còn nhỏ nên thí nghiệm chưa đánh giá một cách hoàn chỉnh và đầy đủ các chỉ tiêu do đó cần tiến hành thí nghiệm thêm một vài vụ nữa cũng như tăng quy mô thí nghiệm để có kết quả chính xác hơn.

3. Cần đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu sự tác động tương quan giữa các yếu tố dinh dưỡng đạm, lân , kali trên các chân đất khác nhau để có kết luận hoàn chỉnh hơn.

4. Qua tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức chúng tôi nhận thấy khi bón kali với liều lượng 180 kg K2O/ha thu lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các công thức khác. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo nên áp dụng liều lượng phân bón cho cây dưa hấu trên chân đất cát pha tại vùng Bắc Trung Bộ với mức phân bón cho 1 ha là: 30 tấn phân chuồng + 600 kg Vôi + 120 kg N + 120 kg P2O5 + 180 kg K2O.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân trong vụ hè 2008 tại viện KHKTNN bắc trung bộ (Trang 45 - 47)