Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sự phát triển của số lá trên cành cấp một

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân trong vụ hè 2008 tại viện KHKTNN bắc trung bộ (Trang 28 - 31)

Cây trồng có khả năng kỳ diệu là sử dụng năng lượng Mặt trời để tạo nên sự sống trên Trái Đất. Phần năng lượng đó được hấp thụ vào các bộ phận của cây xanh đặc biệt là bộ lá, phần năng lượng này đóng vai trò như một chất xúc tác đặc biệt nhờ nó mà các hoạt động sinh lý sinh hóa nhằm tổng hợp nên chất hữu cơ từ nước và khí Cacbonic của Diệp lục mà ta thường gọi là quá trình quang hợp chỉ có cây xanh mới có thể diễn ra. Do đó, bộ lá có liên quan trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển, hình thành năng suất của cây trồng.

Nếu cây có bộ lá phát triển tốt thì có khả năng tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để nuôi cây và thúc đẩy quá trình tạo năng suất cho cây trồng. Nếu bộ lá kém phát triển sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển, làm giảm năng suất cây trồng. Các lá sau thời kỳ ra hoa có nhiệm vụ chủ yếu là tổng hợp

chất hữu cơ cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển quả, vì thế để giữ được bộ lá xanh là rất quan trọng. Sự phát triển của bộ lá phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó phân bón đóng một vai trò quan trọng.

Theo dõi sự phát triển của bộ lá qua các thời kỳ ở các công thức phân bón khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lá trên cành cấp một

ĐVT: lá

CT Thời kỳ gieo đến... (ngày)

24 34 44 54 I 2,17a 11,53a 24,43a 27,67a II (Đ/C) 2,07a 11,97a 25,47ab 28,90a III 2,23a 12,6a 27,10b 30,70a IV 2,23a 13,13a 26,13ab 31,23a LSD0,05 0,29 2,74 2,11 4,39

Ghi chú: Các số mũ a, b, c chỉ ra các ký hiệu cùng ký tự không có sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

Qua bảng 3.3 cho thấy:

*) Giai đoạn từ 24 ngày sau gieo: Đây là thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng và phát triển, cây dưa chủ yếu phát triển bộ phận dưới mặt đất, các bộ phận trên mặt đất có tốc độ sinh trưởng và phát triển còn chậm và tác động của yếu tố phân bón chưa thể hiện rõ ràng. Ta thấy số lá đạt thấp nhất (2,07 lá/cành) ở công thức II đối chứng (150 kg K2O/ha) và đạt cao nhất là (2,23 lá/cành) ở công thức III, IV (180 kg K2O/ha và 210 kg K2O/ha). Khi xét về mặt thống kê thì không có sự sai khác có ý nghĩa giữa công thức đối chứng và các công thức sử dụng liều lượng kali khác nhau.

*) Giai đoạn 34 ngày sau gieo: Giai đoạn này, số lá trên cành cấp một dao động từ 11,53 – 13,13 lá/cành, trong đó công thức IV có số lá cao nhất là 13,13 lá/cành và công thức I có số lá thấp nhất 11,53 lá/cành. Tuy nhiên, qua kết quả xử lý thống kê nhận thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức bón liều lượng kali khác nhau.

*) Giai đoạn 44 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này hệ thống rễ đã phát triển hoàn chỉnh nên nó có khả năng hấp thu một lượng dinh dưỡng và nước lớn tập trung vào quá trình hình thành và phát triển thân lá do đó khả năng ra lá của cây rất lớn, điều này được chứng minh qua kết quả thu được ở bảng 3.3. Qua xử lý thống kê nhận thấy có sự sai khác giữa công thức III (27,10 lá/cành) với công thức I (24,43 lá/cành).

*) Giai đoạn 54 ngày sau gieo: Đây là giai đoạn sau khi đã bấm ngọn, cây ra hoa, đậu quả vì thế tốc độ ra lá của cây giảm dần và giảm khá mạnh để có thể tập trung dinh dưỡng vào cho quá trình nuôi quả làm tăng trọng lượng quả. Qua bảng 3.3 ta thấy: Số lá trên cành cấp một dao động từ 27,67 – 31,23 lá/cành. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức có mức bón Kali khác nhau.

Để thấy rõ hơn tốc độ ra lá trên cành cấp một ta có biểu đồ sau.

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tốc độ ra lá trên cành cấp một

Qua đồ thị 3.2 ta thấy: Tốc độ ra lá trên cành cấp một tăng dần sau 24 ngày gieo và dao động từ 0,94 – 1,09 lá/ngày và đạt tốc độ ra lá lớn nhất vào giai đoạn 34 - 44 ngày sau gieo, tại thời điểm này công thức III có tốc độ ra lá lớn nhất là 1,44 lá/ngày còn công thức I có tốc độ ra lá chậm nhất và đạt 1,29 lá/ngày. Đến

giai đoạn 54 ngày sau gieo cây trồng ra hoa, tạo quả là thời điểm để quả trên dây vì thế tốc độ ra lá chậm dần để tập trung chất dinh dưỡng vào nuôi quả.

Như vậy: Bón kali có ảnh hưởng đến số lá trên cành cấp một, kali làm tăng khả năng hút đạm của cây, tác động tích cực đến khả năng hình thành và phát triển thân lá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân trong vụ hè 2008 tại viện KHKTNN bắc trung bộ (Trang 28 - 31)