Ảnh hưởng của liều lượng kali đến đường kính thân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân trong vụ hè 2008 tại viện KHKTNN bắc trung bộ (Trang 26 - 28)

Lượng chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nên một phần được sử dụng để nuôi bộ lá, rễ và hình thành các lá mới còn một phần lớn được cây dự trữ vào thân. Nếu lượng chất hữu cơ được vận chuyển về dự trữ trong thân lớn thì thân cây sẽ sinh trưởng mạnh đường kính thân sẽ lớn thể hiện được đặc trưng hình thái của giống cũng như thể hiện khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong điều kiện cụ thể.

Do đó, đường kính thân là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây trồng, nó phản ánh một cách khá chính xác khả năng tổng hợp chất hữu cơ của bộ lá, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng, vật chất khô vào các bộ phận của cây trồng, tạo năng suất và chất lượng quả. Đường kính thân cây lớn chứng tỏ cây tổng hợp và tích lũy được nhiều vật chất khô, cây sinh trưởng khỏe mạnh là tiền đề nâng cao năng suất quả. Ngược lại, nếu đường kính thân quá nhỏ chứng tỏ cây sinh trưởng kém vật chất khô dự trữ trong thân không lớn, cây còi cọc năng suất quả sẽ thấp. Vì thế, trong quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng cần có một chế độ canh tác hợp lý để mang lại hiệu quả cao. Qua quá trình theo dõi chỉ tiêu đường kính thân ở các công thức chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến đường kính thân cây

ĐVT: cm

CT Thời kỳ gieo đến... (ngày)

14 24 34 44 54 64 I 0,31a 0,59a 0,99a 1,05a 1,10a 1,12a II (Đ/C) 0,31a 0,63b 1,02a 1,08a 1,12a 1,13a III 0,34a 0,68c 1,04a 1,12a 1,14a 1,16a IV 0,34a 0,69c 1,05a 1,10a 1,16a 1,17a LSD0,05 0,04 0,04 0,12 0,08 0,07 0,09

Ghi chú: Các số mũ a, b, c chỉ ra các ký hiệu cùng ký tự không có sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05.

Qua bảng số liệu 3.2 nhận thấy:

*) Giai đoạn 14 ngày sau gieo: Có sự biến động của đường kính thân nhưng không lớn. Trên các mức phân bón kali khác nhau với chỉ tiêu đường kính thân không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%. Đường kính thân vào giai đoạn này đạt lớn nhất ở các công thức III, IV (với mức bón 180 và 210 kg K2O/ha) là 0,34 cm và bé nhất là công thức I, II (với mức bón 120 kg K2O/ha và 150 kg K2O/ha) đạt 0,31 cm.

*) Giai đoạn 24 ngày sau gieo: Lúc này bộ phận dưới mặt đất đã phát triển mạnh bộ rễ đã có khả năng hấp thu một lượng dinh dưỡng lớn cung cấp cho bộ phận

trên mặt đất vì thế cây bắt đầu tăng trưởng nhanh về thân lá do đó đường kính thân cũng tăng lên. Tại thời điểm này, đường kính thân có sự biến động sai khác giữa công thức sử dụng mức phân bón kali khác nhau và đường kính thân tăng tỷ lệ thuận với mức tăng lượng phân bón kali cụ thể là: Công thức I và công thức II đều có đường kính thân nhỏ hơn và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức khác. Giữa công thức III và IV có đường kính thân không có sự sai khác có ý nghĩa vê mặt thống kê. Trong đó công thức IV có đường kính thân lớn nhất là 0,69 cm và bé nhất là đường kính thân của công thức I đạt 0,59 cm.

*) Giai đoạn 34 - 64 ngày sau gieo: Ở giai đoạn này sự chênh lệch về đường kính thân giữa các công thức trên các mức phân bón kali khác nhau là không đáng kể. Qua bảng 3.2 ta thấy không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức sử dụng lượng kali khác nhau. Cho tới thời điểm gần thu hoạch đường kính thân của công thức IV đạt cao nhất là 1,17 cm và thấp nhất là công thức I đạt 1,12 cm.

Qua theo dõi và đánh giá rút ra nhận xét: Ở các mức phân bón kali khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính thân cây. Tuy nhiên sự tác động của kali tới chỉ tiêu đường kính thân là không lớn lắm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa hấu hắc mỹ nhân trong vụ hè 2008 tại viện KHKTNN bắc trung bộ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w