Phân tích tình hình cung ứng sử dụng nguyên vật liệu tại công ty may TNHH Hà Đông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất tại Công ty may TNHH Hà đông.doc.DOC (Trang 49 - 52)

II. Thực trạng công tác quản lý sử dụng các yếu tố của sản xuất tại công ty may TNHH Hà đông

2. Phân tích tình hình cung ứng sử dụng nguyên vật liệu tại công ty may TNHH Hà Đông

may TNHH Hà Đông

Là một công ty chuyên gia công găng tay da cho nớc ngoài, công ty may TNHH Hà đông thờng nhận nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ của bên đặt hàng giao cho kết hợp với công nhân, máy móc thiết bị và những yếu tố cần thiết khác (thuộc công ty quản lý) để sản xuất ra sản phẩm.

Nguyên vật liệu đợc bên đặt hàng cung cấp cho công ty theo điều kiện CIF tại cảng Hải phòng (chi phí vận chuyên nguyên vật liệu từ Cảng Hải phòng về tới công ty do công ty chịu) và theo điều kiện hợp đồng gia công số lợng nguyên vật liệu chuyển cho công ty đợc tính trên cơ sở số lợng sản phẩm đặt hàng và định mức từng loại nguyên phụ liệu cho từng loại sản phẩm. Định mức này đợc công ty và khách hàng nghiên cứu xây dựng dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên, ngoài phần nguyên phụ liệu tính toán trong định mức nh trên, khách hàng có trách

nhiệm chuyển cho công ty 3% số nguyên phụ liệu để bù vào số hao hụt trong quá trình sản xuất. Trong mỗi hợp đồng sản xuất, công ty và khách hàng cùng định ra định mức nguyên vật liệu cho từng mặt hàng và đơn giá gia công cho từng sả phẩm hoàn thành. Trên cơ sở đó công ty giao nguyên vật liệu cho tổ cắt và quản lý theo định mức. Chính điều này đã khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu cho công ty mà vẫn đảm bảo chất lợng sản phẩm sản xuất ra theo yêu cầu của bạn hàng.

Phân nguyên vật liệu tiết kiệm này đợc tận dụng cho sản xuất hàng nội địa hoặc bán ra thị trờng. Chính vì vậy việc tiết kiệm nguyên vật liệu so với định mức là hết sức có ý nghĩa.

Vật liệu phụ ở công ty may TNHH Hà Đông tuy không cấu thành thực thể chính của sản phẩm may nhng lại là: những vật liệu không thể thiếu đợc hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nh chỉ, băng dính, bông, lôgô, chun.... Vật liệu phụ do bên đặt hàng cung cấp, công ty vận chuyển về nhập kho theo số lợng nh trong hợp đồng quy định. Vật liệu phụ xuất kho để sản xuất từng loại hàng đợc dựa trên định mức. Định mức vật liệu phụ thờng phù hợp với tiêu hao thực tế. Trờng hợp vật liệu phụ kém phẩm chất hoặc mất mát, hao hụt trong sản xuất thờng không quá phạm vị cho phép.

* Công tác quản lý nguyên vật liệu:

Khi có đơn đặt hàng với công ty, khách hàng sẽ gửi danh sách mẫu mõ hàng cần đặt sang cho công ty. Trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lợng là một yêu cầu cần thiết. Bởi vậy, nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng sản phẩm, đến năng suất lao động và ảnh hởng đến giá thành sản phẩm. Do đó khi nguyên vật liệu đợc chuyển sang cho công ty, thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với hợp đồng đã ký để đánh giá nguyên vật liệu đã đáp ứng tiêu chuẩn, chất lợng khi đa vào sản xuất sản phẩm. Công việc chi tiết thủ kho phải làm là đối chiếu nguyên vật liệu xem xó đủ số lợng để sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng. Kiểm tra xem có đủ chủng loại, kiểu vải, màu sắc của vải, lôgô.... đúng với phần thiết kế của sản phẩm.

Nguyên vật liệu tại kho đợc thủ kho xuất kho giao cho tổ cắt theo định mức của đơn hàng. Cuối mỗi mã hàng thủ kho tới kiểm tra tình hình thừa thiếu, mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu để có biện pháp thởng phạt đúng theo quy định của công ty.

Đối với phần nguyên vật liệu tiết kiệm đợc sau khi kiểm tra thủ kho làm thủ tục nhập kho số nguyên vật liệu này. Cuối năm số nguyên vật liệu này đợc tính theo trị giá thị trờng Việt nam

Để khuyến khích công nhân tiết kiệm công ty có chế độ thởng phạt nh sau:

Khi công nhân tiết kiệm đợc nguyên vật liệu thì công ty sẽ trích 70% phần nguyên vật liệu tiết kiệm đó để đa vào quỹ tiết kiệm khen th- ởng và cuối năm chia đều cho toàn bộ công nhân của công ty. Sở dĩ nh vậy vì trên thực tế để hoàn thành một sản phẩm găng tay không chỉ có phần cắt các chi tiết của sản phầm mà còn bao gồm những công đoạn may, kiểm tra để sản phẩm đợc hoàn thiện.

Đối với những trờng hợp làm sai hỏng sản phẩm trong quá trình cắt cũng nh may qúa quy định cho phép về nguyên vật liệu thì tuỳ từng trờng hợp cụ thể mà công ty đề ra mức phạt tơng ứng đối với công nhân làm sai hỏng sản phẩm.

Ví dụ: Khi một công nhân làm hỏng một chiếc găng tay da thì mức tiền phạt sẽ đợc tính bằng “giá trị của phần nguyên liệu hỏng đó + với chi phí gửi nguyên vật liệu từ nớc đặt hàng về tới Việt nam”

(Chi phí tính cho phần nguyên vật liệu hỏng)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất tại Công ty may TNHH Hà đông.doc.DOC (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w