Công tác quản lí ngoại hối và điều hành tỷ giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNo và PTNT Việt Nam.doc.DOC (Trang 33 - 35)

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lí ngoại hối đợc đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm và có nhiều biến động. Lĩnh vực này thu hút không chỉ cá tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp trong nớc mà còn là sự qun tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu t, các Chính phủ nớc ngoài có quan hệ kinh tế với Việt Nam, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc đang có kế hoạch gia nhập. Nguyên nhân kà do: quản lí ngoại hối mà nội dung của nó gồm các chính sách liên quan dến ngoại tệ trong các lĩnh vực tỷ giá, vay nợ nớc ngoài, kiều hối, chuyển ngoại tệ của cá nhân ra nớc ngoài Đó cũng là vấn đề… liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, quyền lợi của cá

nhân, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, khi các mối quan hệ với nớc ngoài đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội.

Theo xu hớng chung của quản lí kinh tế trong cơ chế thị trờng, công tác quản lí ngoại hối trong thời gian qua đã thực sự hớng vào mục tiêu: giảm sự can thiệp bằng các công cụ hành chính, tự do hoá kinh doanh theo pháp luật. Đặc biệt trong năm 2002 công tác này đã tạo các tác động thuận chiều cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ với những nội dung cơ bản :

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản chính sách: do nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên đã xuất hiện yêu cầu phải sửa đổi hệ thống văn bản chính sách về quản lí ngoại hối. Từ năm 1999 đến nay, hầu hết các chính sách về quản lí ngoại hối đã đợc đổi mới với năm nghị định của chính phủ, nhiều quyết định của thủ tớng chính phủ và văn bản hớng dẫn của NHNN và đều phù hợp với yêu cầu và sự phát triển của thị trờng ngoại hối trong nớc. Trong năm 2002 chính sách quản lý ngoại hối tiếp tục đợc đổi mới với một số nội dung chính:

• Giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30%. • Mở rộng biên độ tỷ giá từ 0,1% lên 0,25%.

• Qui định về quản lí ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức và cá nhân nớc ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

• Qui định mới về trạng thái ngoại hối.

• Mở rộng đối tợng làm dịch vụ chi trả kiều hối.

Cho đến nay hầu hết các giao dịch vãng lai đã đợc tự do hoá, các giao dịch vốn vẫn đợc kiểm soát tốt trên cơ sở bớc đầu có sự nối lỏng hơn phù hợp với thông lệ quốc tế. Mở rộng biên độ tỷ giá đã giúp cho các Ngân hàng thơng mại có điều kiện yết giá cạnh tranh, cùng với qui định mới về trạng thái ngoại tệ đã làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngoại tệ, đáp ứng tốt nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nớc ngoài, hạn chế hiện tợng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, qua đó góp phần bình ổn tỷ giá và khắc phục dần tình trạng “đô la hoá”.

Tiếp tục đổi mới các thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế chỉ đạo điều hành. Từ năm 2002, NHNN đã thực hiện việc phân cấp, uỷ quyền quản lý ngoại hối cho chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố. Việc phân một mặt tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoại hối, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các chi nhánh NHNN khi thực hiện vai trò do thống đốc giao. Tỷ giá đợc điều hành tơng đối linh hoạt theo cung cầu thị trờng, có tính đến khả năng cạnh tranh thơng mại qua rổ tiền tệ, nhờ đó phản ánh đợc t- ơng đối đầy đủ mối qun hệ giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ của các nớc có quan hệ thơng mại, vay nợ, đầu t với Việt Nam, giúp cho tỷ giá đồng Việt Nam không hoàn toàn gắn vào USD làm cho nó bị định giá quá cao, ảnh hởng đến nhập khẩu. Tỷ giá tơng đối ổn định trong năm là một thành công của công tác này.

Việc ứng dụng công nghệ tin học và đào tạo nâng cao chất lợng công tác quản lí ngoại hối đang ngày càng đợc đẩy mạnh. Chơng trình tính toán tỷ giá do ADB tài trợ là một công cụ quan trọng để xác định tỷ giá thực của đồng Việt Nam trong quan hệ rổ tiền tệ phù hợp với tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra còn có chơng trình quản lí nợ nớc ngoài, chơng trình quản lí chu chuuuyển vốn quốc tế ngắn hạn. Trình độ quản lí cũng đợc đổi mới và nâng cao rất nhiều, bao gồm trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và vi tính. Với gần 30% cán bộ đã và đang đào tạo sau đại học, hơn một nửa đợc đào tạo ở nớc ngoài giúp cho năng lực cán bộ làm công tác ngoại hối có sự chuyển biến về chất, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Tóm lại công tác quản lí ngoại hối và chính sách điều hành tỷ giá của

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNo và PTNT Việt Nam.doc.DOC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w