I. Điều kiện của bảo minh đối với nghiệp vụ bảo hiểm TCDS của chủ xe cơ
2. Tăng cờng công tác quản lý
Quản lý là hoạt động liên tục, có tổ chức, có hớng đích, của chủ thể quản lý lên đối tợng quản lý nhằm đạt đợc mục tiêu đề ra theo đúng pháp luật và thông lệ hiện hành.
Đối với mọi tổ chức nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba nói riêng, quản lý có vai trò rất quan trọng, điều đó đợc thể hiện thông qua các tác dụng của nó:
-Quản lý tạo ra sự thống nhất ý chí trong tập thể, bao gồm các thành viên của tập thể, giữa những ngời quản lý với nhau và giữa những ngời bị quản lý với nhau và giữa những ngời bị quản lý với ngời quản lý.Chỉ khi tạo nên sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý mới có kết quả và mới giảm đợc chi phí cũng nh công sức cho hoạt động quản lý.
-Định hớng sự phát triển của tập thể trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hớng mọi lỗ lực của các cá nhân và của cả tập thể vào mục tiêu chung đó.
-Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hớng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt đợc mục tiêu quản lý đã xác định.
-Tạo động lực cho các cá nhân trong tổ chức bằng các kích thích, đánh giá, khen thởng những ngời có thành tích, đồng thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót của các cá nhân nhằm giảm bớt những sai sót, thất thoát trong quá trình quản lý .
Để thực hiện tốt công tác quản lý đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba thì trong quá trình quản lý cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nội dung của nguyên tắc: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối u gữa tập trung và dân chủ trong quá trình quản lý. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiên trong khuôn khổ tập trung.
Để thực hiên tập trung: Phải có đờng lối chủ trơng, kế hoạch phát triển nghiệp vụ đúng đắn, thực hiện chế độ một thủ trởng ở tất cả các cấp quản lý, thống nhất các quy chế quản trị kinh doanh.
Để thực hiện dân chủ: Xác định rõ vị trí, quyền hạn của các cấp, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa để phát triển.
-Hoạt động kinh doanh phải xuất phát từ khách hàng.
Kinh doanh theo cơ chế thị trờng ngày nay, kết quả gần nh tuỳ thuộc vào quyết định của ngời mua. Bởi vì trong cơ chế thị trờng hàng hoá không còn khan hiếm, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau để bán đợc hàng. Vì vậy để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp, mỗi bộ phận cần tạo cho mình một số lợng khách hàng cần thiết. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba thì vai trò của khách hàng lại càng trở nên quan trọng do tình trạng cạnh tranh đang rất khốc liệt trên thị trờng. Chính khách hàng là căn cứ để hình thành chiến lợc Marketing của mỗi doanh nghiệp và chi phối các nội dung quản trị doanh nghiệp.
-Hiệu quả và tiết kiệm.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà quản lý phải hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Kinh doanh là mạo hiểm , có rất nhiều rủi ro ở phía trớc. Đôi khi có những thiệt hại có thể dẫn đến phá sản. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro cần phải quan tâm đến tất cả các khâu của nghiệp vụ đồng thời phải thực hiện tốt công tác tái bảo hiểm .
-Chuyên môn hoá.
Nguyên tắc này đòi hỏi nghiệp vụ phải đợc những ngời có trình độ chuyên môn, đợc đào tạo cẩn thận, có kinh nghiệm và trình độ theo đúng vị trí trong guồng máy quản lý thực hiện. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ.
-Kết hợp hài hoà các loại lợi ích.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý thoả đáng mối quan hệ biên chứng giữa các loại lợi ích có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ, bao gồm: Lợi ích của ngời lao động, phải đảm bảo đủ động lực cho họ sống và làm việc, nhờ đó gắn bó họ chặt chẽ với công việc, với công ty. Lợi ích của Nhà nớc và xã hội, Đó là nghĩa vụ đối với Nhà nớc và các rằng buộc pháp luật khác mà các công ty các tổ chức phải thực hiên, đó là các thông lệ xã hội( môi sinh, môi trờng, nghĩa vụ cộng đồng...) mà các doanh nghiệp, các tổ chức phải thực hiện. Lợi ích của khách hàng, Đó là những ngời mua bảo hiểm cùng với các yêu cầu về sản phẩm và cách phục vụ của ngời bán. Lợi ích của các công ty, tổ chức khác.
-Nguyên tắc sử dụng một cách toàn diện các phơng pháp quản lý.
Các phơng pháp quản lý gồm có: Phơng pháp hành chính, đây là phơng pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp; Phơng pháp kinh tế, đây là phơng pháp tác động vào đối tợng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tợng quản lý lựa chọn phơng án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ; Phơng pháp giáo dục, đây là phơng pháp tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm của ngời lao động, nhằm nâng cao tinh thần tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Trong các nguyên tắc trên thì phơng pháp kinh tế là quan trọng nhất, tuy nhiên để đạt đợc hiệu quả kinh doanh tốt thì cần phải coi trọng phơng pháp hành chính và tăng cờng phơng pháp giáo dục.