Cơ cấu tổ chức SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12.doc.DOC (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

2.1.3 Cơ cấu tổ chức SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy SXKD:

- Bộ máy quản lý SXKD của Công ty sẽ kiện toàn và hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, sản xuất đảm bảo mức độ chuyên môn hoá cao, các phòng ban nghiệp vụ đảm đương công việc một cách năng động trên cơ sở đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm.

- Bộ máy quản lý của Công ty sẽ tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức hạch toán kinh doanh phân tán cho các đơn vị trực thuộc.

2.1.3.1. Tổ chức quản lý: 27 P.T. Giám P.T. Giám đốc Ph òn g t ch ín h k to án Ph òn g k tế k ế h oạ Ph òn g q lý k ỹ t hu Ph òn g c ơ k cơ g iớ Ph òn g T ch ức h àn ch ín h Ph òn g đ tư Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng giám đốc Công ty Đại hội cổ đông

Sơ đồ10: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

- Đai hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qya Điều lệ tổ chức hoạt động và định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông; Triệu tập họp

đại hội đồng cổ đông; xây dựng cơ câu tổ chưc, quy chế quản lý nội bộ của Công ty trình Đại hội đồng cổ đông thông qua;kiểm soát việc thực hiện các phương án đầu tư, việc thực hiện các chính sách thị trường, thực hiện hợp đồng kinh tế, việc thực hiện cơ cấu tổ chức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm ta tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép, lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty, tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

- Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm cụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị kinh doanh tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Các phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

- Các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện công việc do tông giám đốc giao theo đặc điểm, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị. Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản trị trừ Kế toán trưởng Công ty. Các phó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế từng phòng Công ty do Tồng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt.Cụ thể:

+ Phòng tổ chức hành chính: Là phòng có chức năng tham mưu giúp Tổng Công ty trong công tác: Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động

hợp ký, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước dối với CBCNVC; hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tỏ chức thanh tra theo nhiệm vụ được giao; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật các chế độ đối với người lao đông; thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự , giữ vững an ninh an toàn trong đơn vị; là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động SXKD.

+ Phòng Tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế tóan tin dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch tóan kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nứoc được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động cuả Công ty và những quy định của TCT về quản lý kinh tế tài chính giúp Tổng giám đốc Công ty kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính kế toán, công tác phân tích hoạt đông kinh tế của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

+ Phòng kinh tế - kế hoạch: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kê hoạch, tổng hợp báo cao thóng kê; công tác hợp đồng kinh tế; định mức đơn giá,giá thành; công tác sản xuất , công tác xuất nhập khẩu của Công ty.

+ Phòng quản lý kỹ thuật: là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong quản lý xây lắp, thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả các Công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản; áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong xây lắp.

+ Phòng kinh doanh: Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh toàn Công ty (vật tư, thiết bị, phụ tùng…); Trong nội bộ TCT và ngoaig TCT; Tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty phối hợp với phòng kinh tế kế hoạch chủ trì các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư, phụ tùng kinh doanh phục vụ các công trường, tham gia đấu thầu các hợp đồng cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài TCT; giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kỳ báo cáo, tổ hợp

kiinh doanh toàn Công ty theo quy định( từ cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc).

+ Phòng đầu tư: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty về công tác đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực: Xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang thiết bị máy móc…kể cả tái đầu tư của Công ty và cá đơn vị trực thuộc.

+ Phòng cơ khí cơ giới: là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý các loại xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp; hướng dẫn kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe máy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12.doc.DOC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w