Tình hình sử dụng nguồn vốn:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao danh thu và tiết kiệm chi phí tại công ty xe máy&xe đạp.doc.DOC (Trang 40 - 42)

Khi xem xét đến tình hình sử dụng vốn, điều mà các nhà quản trị tài chính quan tâm hàng đầu đó là cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp . Chính sách cơ cấu vốn có liên quan đến doanh thu mà doanh nghiệp thu đợc, nó thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh từ đó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy một cơ cấu vốn tối u luôn là mục tiêu h- ớng tới của tất cả các doanh nghiệp. Cơ cấu này phụ thuộc vào mức độ rủi ro trong kinh doanh, chính sách thuế, khả năng tài chính của doanh nghiệp và sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lí doanh nghiệp.

Qua số liệu của bảng 2.1, cho ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Năm 2002, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 74943,2 triệu đồng, năm 2003 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 85180,6 triệu đồng t- ơng ứng với tốc độ tăng 13,65% (tăng thêm 1.123,7 trđ), năm 2004 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng so với 2003 là 14.014,1 trđ tơng ứng với tốc độ tăng 16,45%. Tổng nguồn vốn thay đổi chủ yếu là do sự biến động của hai thành phần chính là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Hai thành phần này quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu nợ phải trả tăng thì vốn chủ sở hữu giảm và ngợc lại, nếu nợ phải trả giảm thì vốn chủ sở hữu tăng.

Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng khá nhỏ. Nếu nh năm 2002 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 6,2% thì đến năm 2003, con số này giảm mạnh chỉ còn 3,4% tơng ứng với tốc độ giảm 62%, vào năm 2004 thì tỷ trọng nguồn vốn này có nhích lên song rất nhỏ chỉ là 3,6% tơng ứng với tốc độ tăng so với năm 2003 là 24,9%. Trong khi đó nợ phải trả của năm 2004 chiếm tới 96,4% so với tổng nguồn vốn. Tỷ trọng công nợ tăng mạnh vào năm 2003 chiếm 96,6% trong tổng ngồn vốn, tăng so với năm 2002 là 17% tơng ứng tăng 11.968,3 trđ. Với tỷ lệ chiếm 96,6% trong tổng nguồn vốn là nợ vay cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ là rất cao. Trong khi đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3,6% vào 2004 là do hoạt

động kinh doanh thua lỗ từ các năm trớc tích luỹ lại, làm suy giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời ta thấy rằng trong 100% nợ phải trả thì có tới 99,58% là nợ ngắn hạn (chủ yếu là nợ ngân hàng). Nh vậy, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mặc dù chi phí trả lãi vay thấp hơn so với dùng nguồn dài hạn song thời gian đáo hạn ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho công ty khi trả nợ và trả lãi vay. Trong khi đó tỷ trọng vốn vay dài hạn gần nh bằng 0.

Tuy nhiên , việc sử dụng nợ ngắn hạn cao lại là một chính sách tài chính có lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đợc sử dụng một lợng tài sản lớn mà chỉ phải đầu t một lợng vốn nhỏ, đồng thời doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển rủi ro của mình cho chủ nợ.

Đánh giá chung tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty điện máy – xe đạp – xe máy cho thấy công ty đang nằm trong tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nớc ở nớc ta hiện nay. Đó là thực trạng, các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở vốn công – nợ là chủ yếu, hơn 90% vốn hoanh nghiệp là vốn đi vay từ bên ngoài, tỷ lệ này so với các doanh nghiệp trong cùng ngành là khá cao, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty không mấy ổn định.

Hơn nữa trong điều kiện sản xuất kinh doanh nh hiện nay, tỷ lệ nợ cao sẽ khiến công ty phải chịu gánh nặng về lãi suất tiền vay (thực tế năm 2003 công ty đã phải trả hơn 2,5 tỷ đồng tiền lãi). Nếu nh tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lãi đủ lớn để bù đắp chi phí và lãi tiền vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

Tỷ trọng tài sản lu động của công ty giữ ở mức (86% - 88%) tuy hơi cao so với mức trung bình ngành (70% - 80%) song có thể coi là hợp lí đối với doanh nghiệp thơng mại. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ trọng trong từng khoản nục của tài sản lu động nh các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho cho thấy tỷ trọng… của hai loại khoản mục này là khá cao, kết hợp với tỷ lệ phải trả cao ở phần nguồn vốn cho thấy công ty thờng xuyên bị chiếm dụng vốn đồng thời thờng

xuyên đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Đây là một trong những dấu hiệu không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của Công ty điện máy – xe đạp – xe máy nói riêng và các doanh nghiệp nói chung: nợ đọng, chiếm dụng vốn Do vậy công ty cần có những biện pháp tháo gỡ khắc phục khó… khăn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao danh thu và tiết kiệm chi phí tại công ty xe máy&xe đạp.doc.DOC (Trang 40 - 42)