Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích riêng rẽ từng chỉ tiêu doanh thu, chi phí thì ta không thể thấy rõ đợc sự thay đổi của chi phí ảnh hởng đến doanh thu nh thế nào. Muốn vậy ta cần phải phân tích mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu.
Tỷ lệ này cho biết để thu đợc 100 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Bảng 2.11: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (2002-2004):
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
1. Tổng chi phí (trđ) 252601 217259 320703
2. Tổng doanh thu (trđ) 266772 216541 321427
3. Tỷ lệ chi phí/doanh thu (%) 94,68 100,33 99,7
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy) Nh vậy để thu đợc 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra một lợng chi phí khá lớn. Năm 2002 chi phí này là 94,68 đồng, năm 2003 là 100,33 đồng điều này một phần giải thích tại sao lợi nhuận của năm 2003 âm, trong khi đó năm 2004 là 99,7 đồng một con số khá cao.
Bảng 2.12: Quan hệ giữa các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận với doanh thu thuần (2002-2004):
Chỉ tiêu 2002 (%) 2003 (%) 2004 (%)
1. Doanh thu thuần 100 100 100
2. Giá vốn hàng bán 95 76,79 95,2
3. Lãi gộp 4,9 4,46 4,7
4. Chi phí bán hàng 4,2 4,02 3,86
5. Chi phí quản lí 0,58 0,95 0,79
6. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 0,009 -0,5 0,13
7. Lợi nhuận trớc thuế 0,19 -0,38 0,22
8. Lợi nhuận sau thuế 0,19 -0,38 0,22
(Nguồn: Công ty điện máy – xe đạp – xe máy) Ta xem xét mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí, lợi nhuận với doanh thu thuần để thấy đợc trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng chi phí, bao nhiêu đồng lợi nhuận, để từ đó thấy đợc hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thu đợc ở năm 2003 thì giá vốn hàng bán chiếm 76,79 đồng trong khi đó năm 2004 là 95,2 đồng. Việc tăng lên của doanh thu bán hàng cũng đồng nghĩa với việc tăng lên của giá vốn hàng bán là điều hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên tỷ lệ này là khá
cao. Bởi vậy lãi gộp đợc tạo ra từ năm 2003 chỉ có 4,46 đồng, và năm 2004 là 4,7 đồng, tăng so với năm 2003 là 0,24 đồng.
Xem xét tỷ lệ % doanh thu bán hàng, lãi gộp so với doanh thu thuần qua 3 năm thì thấy rằng mặc dù năm 2004 doanh thu thuần đạt ở mức cao nhất trong 3 năm song tỷ lệ lãi gộp so với doanh thu thuần quá thấp chỉ là 4,7% trong khi tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần chiếm tới 95,3%. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi gộp thấp, doanh thu thuần tăng nhanh nhng không đủ bù lại sự tăng nhanh của giá vốn hàng bán và các chi phí làm cho tỷ lệ thu nhập thuần chỉ đạt 0,22%. Do vậy doanh nghiệp cần xem lại chi phí mua hàng, có sự điều chỉnh hợp lí giữa giá hàng mua vào phải thoả đáng với doanh thu mà doanh nghiệp thu lại.
Tóm lại, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng lên không phải là bất hợp lí bởi sự gia tăng doanh thu phải đi kèm với sự gia tăng của giá vốn hàng bán nhng vấn đề ở đây là phải tăng ở mức độ hợp lí. Trên đây là những phân tích về tình hình doanh thu, chi phí của công ty điện máy – xe đạp – xe máy và là 2 nguyên nhân chính tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Tổng hợp từ việc phân tích 2 chỉ tiêu trên ta có thể rút ra những kết luận sau:
-Việc sử dụng chi phí ở công ty còn nhiều bất hợp lí đặc biệt là sự tăng lên của giá vốn hàng bán.
- Chi phí lãi vay ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí gián tiếp và ảnh hởng rất lớn tới lợi nhuận.
- Xét về tỷ lệ chi phí/ doanh thu ta thấy rằng tỷ lệ này rất cao.
- Tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí do đó kết quả cuối cùng là lợi nhuận thuần thu đợc từ hoạt đốngản xuất kinh doanh bị giảm sút.
Từ những nguyên nhân trên ta thấy rằng công ty cần có những giải pháp nhằm nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí,khắc phục tình trạng kinh doanh yếu kém nh hiện nay.
Nh vậy qua những phân tích ở trên ta thấy rằng bộ phận doanh thu chiếm tỷ trọng lớn, quyết định chủ yếu tới việc tăng giảm lợi nhuận ở công ty là doanh thu bán hàng. Vì vậy, công ty muốn tăng lợi nhuận thì đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải quan tâm tới việc nâng cao doanh thu bán hàng nhng đồng thời phải đi đôi với việc tiết kiệm chi phí bằng nhiều biện pháp thích hợp, có nh vậy doanh nghiệp mới đạt đợc mức lợi nhuận mong muốn.
Từ những phân tích trên ta có thể đi tới những kết luận về những mặt đạt đợc cũng nh những hạn chế trong công tác quản trị doanh thu, chi phí tại công ty điện máy – xe đạp – xe máy.