Y tế giáo dục
4.4. Ảnh hưởng của quyền sử dụng mặt nước đến quản lý và sử dụng tà
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nói chung và đầm phá thuộc thị trấn Thuận An nói riêng từ khi bùng nổ phong trào NTTS thì ao nuôi xuất hiện tràng lang, trong đó phải kể đến sự bùng nổ về số lượng của ao vây lưới ngay trong lòng đầm phá. Cùng với sự quản lý thiếu phần chặt chẽ của chính quyền địa phương nên sự phát triển về số lượng ao vây đã không kiểm soát được, sự phát triển này không có trật tự, rất tự do về vị trí, diện tích... Ngoài ra còn có sự chuyển đổi từ ao vây sang ao đất (tự đắp đê) do nhiều lý do như để nuôi tốt hơn (tránh ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường), để đảm bảo quyền sử dụng, quyền sở hữu... Tất cả các hoạt động trên đã kéo dài đến tận hôm nay và hậu quả của nó cũng đã thể hiện rõ ràng : môi trường ngày càng ô nhiễm, lượng thuỷ sản tự nhiên giảm đáng kể, ngư trường bị thu hẹp, thuỷ đạo không thông thoáng... và đáng nói hơn là sự mâu thuẫn trong cộng đồng giữa những hộ có ao vây (có nò sáo) và những hộ ĐBTN ngày càng gay gắt.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên phải kể đến thái độ đối với việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đầm phá này. Qua điều tra, khảo sát cho thấy trên 95% số NTTS hiện nay chưa có biện pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể là môi trường nước tại đầm phá, nơi mà chính họ cũng thực hiện việc NTTS.
Với tâm lý đầm phá là của chung, rất nhiều người sử dụng, nếu chỉ riêng mình có biện pháp tốt đối với môi trường thì cũng không giải quyết được gì, vì vậy ai cũng để mặc cho môi trường ô nhiễm. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong cộng đồng giữa nhóm có ao đất và ao vây (ao đất thải nước ra và ao vây nhận, và chính ao đất lại lấy nước từ đầm phá, cũng là nguồn nước đã ô nhiễm do sự thải ra từ ao đất và ao vây). Hai nhóm này quy trách nhiệm cho nhau, nhưng thực ra trách nhiệm đều thuộc về cả hai.
Một điều đáng nói nữa là người dân có thái độ thờ ơ đối với việc "quá tải", vượt sức chịu đựng của nguồn tài nguyên đầm phá. Họ sử dụng một cách tự do, thiếu tính cộng đồng, tức là ai có khả năng đều chiếm dụng cho mình một khoảng diện tích mặt nước để nuôi trồng, không ai nhường ai, từ đó ao nuôi phát triển ồ ạt trên đầm phá và hậu quả là môi trường phải gánh chịu. Điều này cũng xảy ra đối với nhóm ĐBTN, họ sử dụng bất cứ phương tiện đánh bắt nào mà họ nghĩ ra, và lại mang tính hủy diệt cao. Mặt khác ngày càng có nhiều người tham gia đánh bắt tự
nhiên, phương tiện ngày càng dày đặc và ngư trường bị thu hẹp bởi ao nuôi xuất hiện trên đầm phá nên nguồn lợi thủy sản đã giảm đi đáng kể (giảm 50-60% so với 10 năm trước). Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa nhóm người NTTS và nhóm người đánh bắt tự nhiên.
Nói tóm lại, những vấn đề trên xảy ra như một vòng tuần hoàn, tức là vấn đề này là nguyên nhân của vấn đề kia và ngược lại, xuất phát của tất cả các vấn đề là sự thiếu ý thức và thái độ tốt của người dân đối với việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đầm phá. Và cuối cùng, hậu quả của nó cũng chính những người dân đó phải gánh chịu. Đây là sự phát triển chưa bền vững.
Trong những năm trở lại đây, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đã có rất nhiều hoạt động quy hoạch vùng đầm phá thuộc địa bàn mỗi địa phương, chủ yếu các hoạt động quy hoạch đó tập trung vào sắp xếp, giải toả nò sáo, mở thuỷ đạo... Tại thị trấn Thuận An, hoạt động diễn ra thường xuyên nhất là mở thuỷ đạo, làm thông thoáng hơn mặt nước đầm phá, tàu bè dễ đi lại, môi trường bớt ô nhiễm. Tuy nhiên, do chưa có một sự quản lý sau quy hoạch nào thật hợp lý từ chính quyền địa phương nên tình trạng nêu trên, nhất là ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra. Điều này không chỉ do thiếu sự quản lý thật phù hợp của chính quyền địa phương mà còn do chưa xây dựng được sự quản lý trong cộng đồng. Theo nhiều chuyên gia thì sự tự quản lý của cộng đồng là sự quản lý bền vững và hiệu quả, và cũng đang có nhiều dự án liên quan đến việc xây dựng năng lực quản lý trong cộng đồng do nhiều tổ chức thực hiện.
Các hoạt động quy hoạch diễn ra đã có rất nhiều tác động về mọi mặt, trong đó phải kể đến sự tác động của nó đến tình hình sử dụng mặt nước của cộng đồng ven phá nói chung và các hộ NTTS trên đầm phá nói riêng. Những tác động này khác nhau đối với những hộ có các quyền sử dụng mặt nước khác nhau, và từ đó cũng có sự tác động ngược trở lại từ cộng đồng đối với công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá.
Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau từ phía cộng đồng đối với những hoạt động quy hoạch đã và đang diễn ra và những luồng ý kiến đó sẽ tác động trực tiếp đến những hoạt động quy hoạch đang và sẽ diễn ra. Kết quả điều tra về ý kiến của người dân đối với công tác quy hoạch thể hiện ở bảng 8 dưới đây:
Bảng 8: Ý kiến của những hộ có mặt nước khác nhau đối với công tác quy hoạch đầm phá Quan điểm Không ý kiến ( % ) Rất tốt ( % ) Tốt ( % ) Không tốt ( % ) Hộ chỉ có ao đất 36,36 0 54,54 9,10 Hộ chỉ có ao vây 15,38 0 84,62 0 Hộ có ao đất & ao vây 50 0 50 0 Hộ có lồng 100 0 0 0
Nguồn : Số liệu khảo sát, 2007.
Các hoạt động quy hoạch gần đây nhất là mở thủy đạo (ảnh hưởng đến ao vây) và mở đường bộ (ảnh hưởng đến ao đất). Trên 50% hộ có ao đất cho rằng các hoạt động quy hoạch là tốt và tỷ lệ này rơi vào những hộ không bị mất diện tích trong những lần quy hoạch đó, mặt khác do môi trường đầm phá thông thoáng, ít ô nhiễm hơn sau khi quy hoạch. Còn lại là không có ý kiến do họ không quan tâm và họ cũng không bị ảnh hưởng gì, và một số cho rằng không tốt chính là những hộ bị mất diện tích do làm đường.
Điều đặc biệt là đối với những hộ có ao vây trên đầm phá, đa số bị mất diện tích trong những lần mở rộng thủy đạo nhưng không có hộ nào cho đó là không tốt và ngược lại, phần lớn số hộ có ao vây cho rằng vậy là tốt.
Qua tìm hiểu thì biết được nguyên nhân của phản ứng trên là do họ có tâm lý bị mất thì ai cũng như mình, mà thủy đạo được mở rộng thì đi lại cũng dễ dàng, mặt nước thông thoáng, đỡ ô nhiễm môi trường nên nuôi trồng tốt hơn. Ngoài ra, do
những năm gần đây, NTTS trên ao vây lưới đã gặp nhiều trở ngại do ô nhiễm môi trường nên nhiều hộ tỏ ra ít quan tâm. Như vậy, đây là một điều đáng mừng đối với các hoạt động quy hoạch vì đã có dấu hiệu phản ứng tương đối tốt từ phía cộng đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu và các hoạt động quy hoạch cũng chỉ diễn ra ở mức độ là mở thủy đạo, mở đường, chưa ảnh hưởng lớn lắm đến sản xuất của người dân. Nếu là những quy hoạch như sắp xếp, giải tỏa...thì chắc chắn sẽ có phản ứng khác từ cộng đồng và từ đó sẽ có tác động đến quy hoạch, tất nhiên là không tốt. Vì mục tiêu NTTS trên đầm phá có hiệu quả, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chủ trương, chính sách đối với vùng này, trong đó có chủ trương dỡ bỏ, sắp xếp ao vây trên đầm phá.
Việc xây dựng chương trình "Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010" thể hiện chủ trương trên. Một trong những nội dung của quy hoạch là sắp xếp điều chỉnh diện tích ao vây với mức độ phù hợp, trả lại diện tích tự nhiên cho đầm phá.
Chủ trương này tác động không nhỏ đến người dân thị trấn Thuận An, nhất là đối với những hộ có ao vây trên đầm phá vì họ có nguy cơ bị mất diện tích nuôi trồng. Vậy những ảnh hưởng của chủ trương đến cộng đồng như thế nào và ảnh hưởng ngược trở lại từ cộng đồng đến việc thực hiện chủ trương ra sao?
Để làm rõ hơn vấn đề này, ta lấy ý kiến từ 30 hộ khảo sát đối với chủ trương tháo dỡ, sắp xếp ao vây trên đầm phá của Tỉnh đến 2010.
Bảng 9: Ý kiến của những hộ có mặt nước khác nhau đối với chủ trương tháo dỡ, sắp xếp ao vây của Tỉnh trong những năm tới
Loại hộ Quan điểm
Không ý kiến( % ) Nhất trí( % ) Phản đối( % )
Hộ có ao đất 27,3 63,6 9,1
Hộ có ao đất và ao vây 25,0 50,0 25,0
Hộ có lồng 100,0 0 0
Nguồn : Số liệu khảo sát, 2007.
Đối với những hộ có ao đất, đa số là nhất trí với chủ trương này, nguyên nhân chủ yếu chính là để họ nuôi trồng tốt hơn : Những hộ NTTS bằng ao đất (cao triều và thấp triều) thì lấy nước từ đầm phá vào ao để nuôi, do ao vây lưới trên đầm phá quá nhiều nên nước ô nhiễm, không thông thoáng và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng của họ. Tuy nhiên đây chỉ là những suy nghĩ chủ quan, mang tính cá nhân, vì nước từ ao họ thải ra cũng vào lại những ao vây lưới trên đầm phá, cũng ảnh hưởng đến những hộ NTTS bằng ao vây. Theo ông Đoàn Mão, 43 tuổi ở thôn Tân Mỹ, có ao đất, nói : “Đoàn Mão, 43 tuổi, thôn Tân Mỹ, ao đất, nói: "Phải thực hiện nhanh chủ
trương, vì làm rứa mặt nước sẽ được thông thoáng, dễ nuôi".
Còn lại những hộ có ao đất mà không có ý kiến vì họ cho rằng " chủ trương vẫn là chủ trương ", chưa thực hiện thì chưa cần phải lo.
Điều đáng quan tâm nhất chính là ý kiến của những hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chủ trương nếu được thực hiện, đó là những hộ có ao vây. Có đến trên 50% phản đối, điều này cũng là tất nhiên, tất cả họ điều cùng một suy nghĩ là sẽ mất miếng ăn nếu bị giải tỏa. Những hộ nhất trí thì cũng rơi vào hộ chưa có sự chắc chắn về quyền sử dụng, chỉ là ao thuê hoặc NTTS không là nguồn thu nhập chính. Tỷ lệ hộ không ý kiến cũng khá cao, những hộ này ít quan tâm về việc chủ trương có thực hiện hay không, nếu thực hiện thì " chịu chung ", hoặc có những hộ đã định hướng làm nghề khác từ khi NTTS gặp khó khăn (vài năm trở lại).
Qua việc lấy ý kiến của người dân đối với chủ trương, quá trình điều tra cũng thu thập được nhiều thông tin về sự đòi hỏi, yêu cầu từ phía cộng đồng, chủ yếu là nhóm hộ có ao vây. 100% ý kiến cho rằng nếu chủ trương được thực hiện tại địa phương thì chính quyền các cấp, các ban ngành có liên quan phải tạo công ăn việc làm mới cho những hộ có ao bị giải toả hoàn toàn và phải thực hiện một cách công bằng, tức phải đền bù hợp lý phần diện tích đã bị mất (đối với những ao bị mất một phần). Ngoài ra họ còn đòi hỏi chia lại mặt nước thật công bằng, ai cũng có ao để
“ ... nhân dân sống bằng nghề đó, nếu mất thì biết làm gì mà ăn... phải tạo nghề nghiệp cho dân làm, không thì người dân chỉ có đường đi xin ăn...”.
Ta thấy rằng, những ý kiến trên là cần phải được xem xét khi thực hiện chủ trương tháo dở, sắp xếp ao vây. Nếu chủ trương được thực hiện thì sẽ còn nhiều điều bất cập, nhất là sự phản đối từ phía cộng đồng và chủ yếu là nhóm hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chủ trương đó. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những ý kiến ban đầu, xuất phát từ suy nghĩ cá nhân, mang tính chủ quan, chưa có cái nhìn xa nên mang tính tiêu cực. Để khắc phục tình trạng này thì từ khi đưa ra chủ trương đến khi thực hiện, chính quyền các cấp cũng như cơ quan ban ngành có liên quan phải vận động người dân, phân tích hiệu quả cũng như cách thực hiện và giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt phải thực hiện một cách công bằng, nếu không thì chủ trương sẽ khó thực hiện.
PHẦN 5