Thực trạng chung về tín dụng trung – dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc.DOC (Trang 41 - 56)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng chung về tín dụng trung – dài hạn

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành điều chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát chất lượng và theo giới hạn, cơ cấu được Hội sở chính phê duyệt.

a. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín dụng trung – dài hạn

Trong 3 năm gần đây, mặc dù không có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh lãi suất cho vay nhưng doanh số cho vay trung – dài hạn của Sở vẫn tăng trưởng theo kế hoạch đồng thời kết quả thu nợ trung – dài hạn vượt kế hoạch đặt ra. Điều này thể hiện qua bảng sau

Bảng 4: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung – dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng doanh số cho vay 5109000 100% 6023000 100% 6510936 100% Doanh số cho vay TDH 1154000 22.6% 1572102 26.1% 1720833 26.4% Tổng doanh số thu nợ 4348000 100% 5433234 100% 6324000 100% Doanh số thu nợ TDH 1043520 24% 1399000 25.7% 1012320 16%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Tổng doanh số cho vay của Sở tăng lên qua các năm, năm 2005 tổng doanh số cho vay là 6023000 triệu đồng tăng 17.9% so với năm 2004, còn năm 2006 đạt 6510936 chỉ tăng 8.1% so với năm 2005. Trong đó doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm 26.1% trong năm 2005 và chiếm 26.4% đạt 1720833 triệu đồng trong năm 2006. Vì Sở đang tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các khách hàng lớn và tiếp tục giải ngân các dự án đã ký như khu đô thị mới Nhơn Trạch của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, khách sạn Cát Bà của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Hà Nội nên cho vay trung – dài hạn tăng lên. Bên cạnh doanh số cho vay tăng lên, doanh số thu nợ của Sở cũng tăng lên, tổng doanh số thu nợ tăng nhanh trong năm 2006 đạt 6324000 triệu đồng tăng gần 17% so với năm 2005 nhưng chủ yếu là doanh số thu nợ vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ trung – dài hạn trong năm 2005 chiếm 25.7% đạt 1399000 triệu đồng, còn năm 2006 chỉ đạt 1012320 chiếm

16% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ trung – dài hạn trong năm 2006 giảm do trong năm này còn một số dự án ứ đọng, doanh nghiệp không thanh toán được nợ nhất là đối với các đơn vị xây lắp.

b. Dư nợ cho vay trung – dài hạn

Thông thường doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn doanh số cho vay trung – dài hạn nhiều. Đối với BIDV là đơn vị cho vay đầu tư và phát triển đối với các doanh nghiệp nên dư nợ cho vay trung – dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, kiểm soát tốt cho vay khối xây lắp, do đó cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tại Sở giao dịch đã được cải thiện.

Bảng 5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 1605139 38% 2021803 42% 1500226 30%

Trung – dài hạn

2618911 62% 2792013 58% 3500526 70%

Tổng 4224050 100% 4813816 100% 5000752 100%

Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên nhanh trong năm 2005 đạt 2021803 tăng 26% so với năm 2004 và chiếm 42% tổng dư nợ nhưng đến năm 2006 thì giảm so với năm 2005, chỉ chiếm 30% đạt 1500226 triệu đồng tổng dư nợ. Nợ ngắn hạn chủ yếu phục vụ kinh doanh cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp khác, Sở đang cố gắng nâng dần tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trên 30% tổng dư nợ để cơ cấu tín dụng trở nên hợp lý hơn, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

Dư nợ tín dụng trung – dài hạn vẫn ở mức cao, năm 2005 giảm xuống còn 58% trong tổng dư nợ đạt 2792013 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 tăng lên 70% đạt 3500526 triệu đồng. Dư nợ tín dụng trung – dài hạn chủ yếu là dư nợ trung dài hạn thương mại còn dư nợ theo kế hoạch nhà nước và chỉ định đang giảm dần trong những năm gần đây. Tín dụng trung – dài hạn tăng trên cơ sở thực hiện tốt, phát triển các dự án mới đủ điều kiện và thu hồi nợ các dự án đã đầu tư và kiểm soát tốt các khoản nợ trung – dài hạn đã cho vay nhưng chưa đến hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng.

Đối với các ngân hàng quốc doanh thì cho vay trung – dài hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm đa số do những đơn vị này có quan hệ hợp tác lâu dài và được sự đảm bảo từ nhà nước. Trong những năm qua, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã được cải thiện rõ rệt, tăng tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ lên 13% trong năm 2005 và 22% trong năm 2006. Khách hàng vay trung – dài hạn của Sở thường là các doanh nghiệp nhà nước, trong những năm qua Sở đang khai thác khối lượng khách hàng ngoài quốc doanh có uy tín, khả năng tài chính cao.

Bảng 6: Cơ cấu cho vay trung – dài hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Dư nợ cho vay TDH 2618911 100% 2792013 100% 3500526 100%

- Quốc doanh 2357020 90% 2429051 87% 2730410 78%

- Ngoài quốc doanh 261891 10% 362962 13% 770116 22%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Trong năm 2004, dư nợ cho vay trung – dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm 10% đạt 261891 triệu đồng. Năm 2005 thì đã tăng lên

nhưng cũng chỉ tăng 13%, đến năm 2006 thì cho vay ngoài quốc doanh đã có sự cải thiện rõ rệt tăng lên 22% so với dư nợ đạt 770116 triệu đồng. Để có kết quả này do Sở đã có chính sách khách hàng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu khách hàng tập trung vào đối tường khách hàng ngoài quốc doanh và hộ dân doanh.

Qua những phân tích trên về tín dụng trung – dài hạn ta có thể thấy, tín dụng trung dài hạn trong 3 năm gần đây đã được nhiều kết quả kể cả về quy mô và cơ cấu. Quy mô cho vay của tín dụng tăng lên qua các năm, cơ cấu càng hợp lý hơn phù hợp với chiến lược phát triển của Sở giao dịch. Tuy nhiên quy mô tín dụng lớn chưa thể khẳng định chất lượng tín dung trung – dài hạn cao, chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như chỉ số nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng…

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I

2.2.2.1. Về tỷ lệ nợ quá hạn trung – dài hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Trong những năm qua Sở đã và đang đưa ra các biện pháp hiệu quả để kiểm soát nợ quá hạn. Kiểm soát nợ quá hạn trung – dài hạn có ý nghĩa quan trọng

vì quy mô khoản vay tín dụng rất lớn nếu không thu hồi được nợ hoặc trả không đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận, vòng quay vốn của ngân hàng…

a. Nợ quá hạn tín dụng

Trong 3 năm qua, Sở giao dịch đã phần nào kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn tuy có biến động qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát của Sở.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tín dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ 4224050 4813816 5000752

Nợ quá hạn (NQH) 41396 45731 60009

Tỷ lệ nợ quá hạn 0.98% 0.95% 1.2%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2005 giảm xuống còn 0.95% so với năm 2004 là 0.98%. Tuy tỷ lệ giảm xuống nhưng số tuyệt đối thì tăng lên, năm 2005 là 45731 triệu đồng tăng 4335 triệu đồng so với năm 2004. Còn trong năm 2006 tỷ lệ này lên 1.2% còn số tuyệt đối là 60009 triệu đồng, tuy cao hơn năm 2005 nhưng vẫn nằm trong kế hoạch của năm.

Hiện nay, Sở đang làm việc với Tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xi măng Hoàng Thạch và các doanh nghiệp có nợ tồn đọng và nợ quá hạn nhằm tận thu nợ quá hạn. Đồng thời tiếp tục bám sát tình hình sản xuất của Công ty Kỹ thuật điện thông, Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng An Dương … để thu nợ

b. Nợ quá hạn phân theo thời gian

Theo quyết định 493, các ngân hàng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với từng loại nợ. Dựa vào bảng tình hình nợ phân theo thời gian các ngân hàng có thể thấy được tình hình nợ quá hạn của mình và có những điều chỉnh hợp lý trong thu nợ.

Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng NQH 41396 100% 45731 100% 60009 100% NQH dưới 180 ngày 207 0.5% 915 2% 3001 5% NQH từ 180 đến 360 ngày 414 1% 2744 6% 9001 15%

NQH trên 360 ngày 40775 80% 42072 72% 48007 69%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Trong những năm qua, nợ quá hạn chủ yếu là nợ quá hạn trên 360 ngày nhất là trong năm 2004 tỷ lệ này là 98.5% còn nợ quá hạn dưới 360 ngày chỉ là 1.5%. Trong 2 năm tiếp theo tỷ lệ này giảm dần do đã có những điều chỉnh hợp lý trong thu nợ đối với nợ quá hạn trên 360 ngày nhưng vẫn đạt ở mức cao, năm 2005 chiếm 92% còn năm 2006 chiếm 80% tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn trên 360 ngày vẫn ở mức cao do nhiều dự án Sở đầu tư doanh nghiệp chưa trả được nợ mà chủ yếu nằm ở dự án cho vay trung – dài hạn

c. Nợ quá hạn trung – dài hạn.

Đối với ngân hàng cho vay trung – dài hạn nhiều thì nợ quá hạn trung – dài hạn là điều cần phải đặc biệt quan tâm vì nếu nợ quá hạn trung – dài hạn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Trong những năm qua nợ quá hạn trung – dài hạn của Sở được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

NQH TDH 16558 15091 18002

Tỷ trọng NQH TDH 40% 33% 30%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Nợ quá hạn trung – dài hạn trong năm 2005 tăng không đáng kể nhưng đến năm 2006 thì nợ quá hạn trung – dài hạn là 60009 triệu đồng, tăng 31.2% so với năm 2005. Trong khi đó tỷ trọng nợ quá hạn trung – dài hạn giảm đi trong 3 năm. Về số tuyệt đối, năm 2006 nợ quá hạn trung – dài hạn là 18002 triệu đồng tăng so với năm 2005 và năm 2004, còn năm 2005 giảm so với năm 2004 còn 15091 triệu đồng. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng trung – dài hạn so với nợ quá hạn tín dụng lại giảm, năm 2004 là 40% thì đến năm 2006 là 30% giảm 10%. Đây là kết quả của việc Sở tích cực chỉ đạo cán bộ chuyên trách đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ vay trung – dài hạn thương mại và lãi quá hạn cho ngân hàng. Còn vốn vay trung – dài hạn theo chỉ định của nhà nước thì trong năm thu vượt kế hoạch. Nên kết quả thu nợ trong năm 2006, hơn 30 tỷ đồng nợ chỉ định, 6.1 tỷ đồng nợ hạch toán ngoại bảng, gần 30 tỷ đồng lãi vay tồn từ năm trước.

Trong những năm qua, Sở đang tích cực điều chỉnh tỷ lệ dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để tỷ lệ này tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế ngày càng nhiều của khu vực này. Hiện nay nợ quá hạn theo khu vực kinh tế vần chủ yếu ở các đơn vị quốc doanh. Điều này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Nợ quá hạn trung – dài hạn phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng NQH trung, dài hạn 16558 100% 15091 100% 18002 100% - Quốc doanh 12915 78% 10715 71% 11341 63%

- Ngoài quốc doanh 3643 22% 4376 29% 6661 37%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Nợ quá hạn của tín dụng trung – dài hạn chủ yếu nằm trong khu vực kinh tế quốc doanh, vì Sở cho vay đối với các đơn vị quốc doanh chiếm số lượng lớn và cho vay với quy mô lớn, còn các đơn vị ngoài quốc doanh chỉ chiếm số lượng ít mà chủ yếu cho vay trung hạn. Nợ quá hạn đối với các đơn vị quốc doanh trong những năm qua có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2004 có 12915 triệu đồng nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 78%, năm

2005 chiếm 71% còn năm 2006 là 11341 triệu đồng chiếm 63%.Tỷ lệ này cao là do có nhiều đơn vị quốc doanh vẫn còn để nợ quá hạn trung – dài hạn tồn đọng như Tổng công ty thuỷ lợi 1, Công ty công trình giao thông 128, Công ty đồ hộp Hạ Long…

Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy nợ quá hạn tín dụng nói chung và nợ quá hạn tín dụng trung – dài hạn nói riêng có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng Sở đã phần nào kiểm soát được nợ quá hạn để chất lượng tín dụng tăng lên đảm bảo sự phát triển của ngân hàng, tạo uy tín đối với khách hàng. Nhưng hiện nay nợ quá hạn trung – dài hạn chủ yếu tập trung ở các đơn vị quốc doanh và Sở đang tích cực đôn đốc, làm việc với các đơn vị này để thu nợ quá hạn.

2.2.2.2. Về hiệu quả sử dụng vốn trung – dài hạn

Một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung là tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường các ngân hàng muốn duy trì tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn của Sở được thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ cho vay 4224050 4813816 5000752

Tổng nguồn vốn huy động 7108450 7569500 10110926

Hiệu quả sử dụng 59.4% 63.6% 49.5%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2004, 2005, 2006

Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng đánh giá tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm qua hiệu suất sử dụng vốn của Sở còn thấp, năm 2004 đạt 59.4% đến năm 2005 thì tăng lên 63.6% nhưng năm 2006 lại giảm xuống chỉ còn 49.5% chưa cho vay bằng một nửa số

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc.DOC (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w