ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn
Trong năm qua, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đồng thời tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục ổn định với tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức như đại dịch cúm gia cầm, thiên tai, sức ép tăng giá các loại vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng… Trong khi thị trường tài chính quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như tỷ giá đồng Việt Nam biến động với biên độ cao, rào cản kỹ thuật với các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU ngày càng khắt khe…
Những thuận lợi và khó khăn này đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng. Đồng thời chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng. Trong những năm qua chất lượng tín dụng trung – dài hạn của Sở giao dịch đã đạt nhiều kết quả tốt bên cạnh đó còn nhiều hạn chế mà phải khắc phục trong những năm tới để chất lượng tín dụng tăng lên.
Những biến động trên thị trường tài chính và nền kinh tế ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Tuy vậy với những chính sách hợp lý về tín dụng cũng như chất lượng tín dụng trong những năm qua nên chất lượng tín dụng của Sở vẫn được đảm bảo. Điều này thể hiện ở:
Thứ nhất, doanh số cho vay tăng dần qua các năm nhưng vẫn đảm bảo doanh số thu nợ theo quy định. Cho vay đã mở rộng đến mọi thành phần kinh tế không tập trung cho vay vào thành phần kinh tế quốc doanh. Điều này thể hiện qua doanh số cho vay trung – dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên 22% trong dư nợ cho vay trung – dài hạn. Đồng thời vốn tín dụng được tập trung cho vay đến các dự án, phương án có hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định xét duyệt vay và quản lý dự án lớn nằm trong định hướng; kiểm soát tốt việc tăng trưởng tín dụng gắn với an toàn và đảm bảo doanh lợi cho ngân hàng. Ngoài ra Sở giao dịch đã làm việc với các doanh nghiệp để bổ sung tài sản đảm bảo, ký hợp đồng cầm cố các khoản phải thu, ký kết hợp đồng bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay. Những điều này làm chất lượng tín dụng trung – dài hạn tăng lên trong những năm qua
Thứ hai, Sở đã đạt nhiều kết quả khả quan trong việc xử lý nợ. Trong những năm qua tuy nợ quá hạn có tăng lên nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của Sở. Và tỷ lệ nợ quá hạn trung – dài hạn so với tổng nợ qúa hạn trong các năm gần đây. Bên cạnh Sở đã phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với từng loại nợ để tránh rủi ro cho ngân hàng và đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra Sở đã kết hợp với các doanh nghiệp trong xử lý nợ và chuyển nợ quá hạn đảm bảo đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng trong thời gian được điều chỉnh. Sở đã chỉ đạo cán bộ xuống làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để nắm bắt đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp để cùng doanh nghiệp đưa ra những biện pháp hợp lý với cả khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn trung – dài hạn tăng qua các năm. Trong năm 2006 đã đạt 86.4%, điều này mang lại thu nhập cho ngân hàng. Đây là kết quả của việc Sở có chính sách tăng cường huy động vốn trung – dài hạn với việc đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao lãi suất huy động mặc dù lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quốc doanh giảm so với các ngân hàng thương mại cổ phần khi các ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện cam kết lãi suất trần của Hiệp hội ngân hàng.
Để đạt được kết quả về chất lượng tín dụng trung – dài hạn này Sở đã tích cực điều chính trong việc huy động vốn, cho vay và thu nợ có hiệu quả.
2.2.3.2. Hạn chế
Tuy đạt được nhiều kết quả trong nâng cao chất lượng tín dụng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà Sở phải khắc phục để chất lượng tính dụng trung – dài hạn tăng lên đảm bảo đòi hỏi của thực tiễn hoạt động tín dụng tại Sở đồng thời là yêu cầu của xu hướng hôi nhập theo thông lệ quốc tế. Những hạn chế đó bao gồm:
Thứ nhất, công tác đánh giá phân tích xếp loại khách hàng, phân loại nợ trung – dài hạn đã được thực hiện tương đối tốt song còn nhiều lĩnh vực chưa nhận thấy hết được các tiềm ẩn rủi ro, việc đánh giá tài sản đảm bảo thực hiện còn sơ cứng, nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng cán bộ tín dụng không đánh giá đúng giá trị của tài sản đảm bảo. Điều này làm chất lượng tín dụng trung – dài hạn giảm sút, ảnh hưởng tới hoạt động của Sở giao dịch.
Thứ hai, cơ cấu tín dụng trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý chủ yếu vẫn cho vay đối với các đơn vị quốc doanh có đơn vị hợp tác lâu dài về tín dụng nhất là đối với
tín dụng trung – dài hạn. Trong năm 2006 Sở đã tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chất lượng hoạt động tốt nên tỷ trọng cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh tăng lên 37%.
Thứ ba, cho vay dài hạn các dự án chưa hợp lý. Cho vay trung – dài hạn hiện nay chủ yếu ở kỳ hạn dài trên 5 năm trong khi nguồn huy động trung – dài hạn chủ yếu ở kỳ hạn 12 – 18 tháng, mà nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung – dài hạn chỉ có 40% theo quy đinh. Vì vậy Sở giao dịch sẽ gặp phải rủi ro kỳ hạn và rất bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, vòng quay vốn tín dụng còn thấp ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Hầu như trong 3 năm qua vòng quay vốn tín dụng chủ yếu ở mức trung bình. Nguyên nhân là do thu nợ trung – dài hạn không tăng trong khi đó dư nợ tín dụng trung – dài hạn tăng lên qua các năm.
Những hạn chế này đã và đang tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng của ngân hàng làm cho Sở không thể phát huy tối đa những tiềm năng để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới hạn chế của chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch, có cả nguyên nhân chủ quan thuộc về phía ngân hàng và cả nguyên nhân khách quan thuộc về phía khách hàng.
Về phía ngân hàng:
+ Thẩm định tín dụng trung – dài hạn còn nhiều hạn chế nhất là các dự án cho vay với quy mô lớn. Thẩm định tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định cho vay nhưng nhiều cán bộ thẩm định còn thẩm định sơ sài ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Điều này cũng một phần do trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng điều này để “lách” các điều khoản trong quy trình thẩm định tín dụng.
+ Hệ thống thông tin còn nhiều bất cập, kể cả hệ thống thông tin liên kết trong toàn hệ thống BIDV đến hệ thống thông tin trên thị trường tài chính. Các thông tin không đồng bộ ảnh hưởng tới quyết định cho vay của Sở nên ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở
+ Khách hàng không trả nợ đúng hạn, không tuân thủ những quy tắc trong hợp đồng… mà quy mô khoản vay trung – dài hạn thường rất cao nên khi khách hàng không trả đúng hạn thì vòng quay vốn tín dụng giảm nên chất lượng tín dụng trung – dài hạn của Sở cũng giảm sút theo.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm cho chất lượng tín dụng trung – dài hạn còn hạn chế như mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, sự mở rộng hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự phục hồi nhanh chóng của các ngân hàng thương mại cổ phần làm cho Sở mất thị phần trong cho vay, huy động vốn trung – dài hạn hay chất lượng tín dụng trung – dài hạn giảm xuống. Mặt khác, còn một số chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu đồng bộ, các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ chưa kịp đổi mới, cơ chế giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập.
Trên đây là những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch. Sở đã và đang đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng.