Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc.DOC (Trang 71 - 74)

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.6. Các giải pháp khác

Trên đây là một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch I. Sở phải đồng thời kết hợp các biện pháp để có hiệu quả hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Ngoài ra còn một số giải pháp khác mà ngân hàng cần phải quan tâm như hoạt động Marketing ngân hàng;

rà soát điều chỉnh gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu…

Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng: Công tác Marketing giúp cho Sở quảng bá được hình ảnh của mình và công tác huy động vốn có hiệu quả hơn. Quảng bá thương hiệu, hình ảnh là yếu tố quan trọng trong kinh doanh là cơ sở để mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng thị phần. Việc xây dựng quảng bá thương hiệu phải đi liền với việc duy trì nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường. Có nhiều cách để Marketing có hiệu quả như quảng cáo hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phát triển hình thức thanh toán hiện đại…Để công tác này có hiệu quả Sở giao dịch cần phải:

+ Tập trung nghiên cứu thị trường mục tiêu, với từng đoạn thị trường mục tiêu khác nhau, Sở sẽ có những sản phẩm phù hợp và chiến lược Marketing hợp lý với đoạn thị trường mục tiêu đó.

+ Thiết lập chính sách đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ bằng cách liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ. Tăng cường phối hợp giữa các dịch vụ khác nhau như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán… nhằm khai thác tối đa lượng khách hàng.

Ngoài ra Sở cần phải thiết lập chính sách thông thoáng để khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng hơn trong đó cần nới lỏng cơ chế cho vay trên cơ sở phù hợp với các quy trình tín dụng

Rà soát điều chỉnh gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: Sở giao dịch cần phải kiểm tra kỹ càng trước khi quyết định cho doanh nghiệp gia hạn nợ. Doanh nghiệp được gia hạn nợ phải đáp ứng một số điều kiện về tài chính, kết quả kinh doanh, tài sản đảm bảo. Khi chuyển nợ quá hạn cho khách hàng, Sở cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Và có những chính sách quản lý chặt chẽ khi điều chỉnh gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu: Các ngân hàng thường cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất và thường là dưới 5%. Công tác quản lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng. Sở phải có kế hoạch xử lý nợ xấu và quản lý nợ xấu có hiệu quả để chất lượng tín dụng được nâng lên

Trên đây là những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp này phải có sự phối hợp của các phòng ban trong Sở, sự hướng dẫn của các cấp lãnh đạo và sự giúp đỡ của Hội sở chính, của ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc.DOC (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w