HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.3.3. Kiến nghị với nhà nước
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới nhà nước ta phải có những điều chỉnh hợp lý để hoàn thiện hoá các cơ chế chính sách nhằm phát triển nền kinh tế trong nước và phát triển hoạt động ngân hàng. Hiện nay những văn bản chủ trương còn thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để tạo môi trường lành mạnh trong cạnh tranh và trong hoạt động tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng trong thời gian tới nhà nước cần:
+ Đẩy mạnh sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống thông tin nhà nước đến nhà đầu tư.
+ Giữ vững sự ổn định của nền kinh tế đất nước tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Tín dụng trung – dài hạn có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của khách hàng trong thời gian dài, mang lại hiệu quả cao đối với ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Là một nước đang
phát triển thì nhu cầu vốn tín dụng trung – dài hạn ở Việt Nam càng nhiều. Các ngân hàng phải đồng thời mở rộng quy mô vốn tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn. Vì mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế.
Chất lượng tín dụng là đề tài phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Để nâng cao chất lượng phải có sự phối hợp của nhiều bộ phận trong hệ thống ngân hàng, của các cấp các ngành trong cả nước. Trong đề tài này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dương và các anh chị Phòng giao dịch II Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập này.