Về cơ cấu tổ chức của các TĐKT

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước.doc.DOC (Trang 59 - 60)

Trung Quốc thực hiện tổ chức tập đoàn theo mô hình công ty mẹ – công ty con lấy mối quan hệ chủ yếu là vốn và tài sản, khai thông mối quan hệ trong tập đoàn.

Các TĐKT đều thành lập một hoặc một vài công ty khống cổ. Nhiệm vụ của công ty khống cổ là quản lý vốn và tài sản nhà nớc của tập đoàn đầu t vào công ty con và bán cổ phiếu thu hút vốn cổ phần ngoài xã hội để đầu t vào công ty cổ phần (công ty con). Qua công ty khống cổ, tập đoàn bớc đầu xác lập mối quan hệ chủ yếu về vốn và tài sản của tập đoàn (công ty mẹ) với công ty con (loại 100% vốn nhà nớc, công ty cổ phần, công ty liên doanh) và xác định mối quan hệ chi phối của công ty mẹ về đầu t, điều hoà vốn, kinh tế và mậu dịch đối ngoại, để công ty… mẹ đóng vai trò quyết định về phát triển chiến lợc, điều chỉnh cơ cấu, điều hoà lợi ích trong tập đoàn, hạ phóng quyền quản lý kinh doanh cho công ty con.

Nh vậy để TĐKT sớm ra đời Việt Nam cần chuyển hớng liên kết theo kiểu hành chính, thu gom đầu mối của Tổng công ty nhà nớc sang liên kết bằng tài chính phù hợp với mối quan hệ công ty mẹ – công ty con. Để thực hiện đợc điều này cần ban hành nghị định về tổ chức, chuyển đổi Tổng công ty, DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý hoạt động theo mô hình trên. Trong đó công ty mẹ là một DNNN (nhà nớc đầu t 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối), có thể đợc tổ chức d- ới hình thức công ty nhà nớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty mẹ có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện hoạt động quản lý và kinh doanh vốn đầu t ở các công ty khác. Đồng thời, tuỳ theo tính đa dạng về ngành nghề hoạt động cùng số lợng và loại hình doanh nghiệp thành viên tập đoàn, công ty mẹ có thể trực tiếp chi phối các công ty con hoặc chi phối thông qua công ty đầu t tài chính của tập đoàn.

Xây dựng cơ cấu quản lý của TĐKT bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành, giám đốc các đơn vị thành viên.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của TĐKT, gồm các chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu (đối với DNNN) chịu trách nhiệm trớc pháp luật và chủ sở hữu về sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, về sự phát triển của tập đoàn vàa các nhiệm vụ đợc giao. Hội đồng quản trị sẽ quyết định các vấn đề lớn và quan trọng nh: chiến lợc phát triển, phơng án sản xuất kinh doanh, điều hoà và quản lý vốn, lựa chọn và quyết định tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị thành viên. Thành viên Hội đồng quản trị có thể đợc cử làm chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần – con (hoặc cháu).

Ban kiểm soát có thể nằm trong hoặc ở ngoài Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động của tập đoàn và sự điều hành của bộ máy điều hành trong việc chấp hành pháp luật, nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của TĐKT, là ngời xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh , là ngời điều hành. Các Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Bộ máy giúp việc do Tổng giám đốc lựa chọn và quyết định sau khi đợc sự chấp thận của Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước.doc.DOC (Trang 59 - 60)