HỆ THẾNE CÉ€ (E 4)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện ô tô part 2 (Trang 31 - 32)

Nếu một sự cố xây ra trong hệ thống CCC, hoặc là nếu tình trạng động cơ bất thường làm ảnh hưởng đến một trong những cảm biến của hệ thống GCC, bộ điều khiển điện tử sẽ bật sáng đèn vàng “Kiểm tra động cơ” (Check Engine) trên bảng điện (táp lô: thiết bị đo kiểm). Khi sự cố được phát hiện và đèn được bật sáng lên, một mã lỗi tương ứng sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của bộ điều khiển ECM. Các sự cố được ghi lại như là một hư hồng năng hoặc như là một lỗi thất thường. Hư hồng nặng làm cho đèn “Check Engine” phát sáng lên và vẫn còn lại cho đến khi sự cố được chuẩn đoán và được sửa chữa. Nếu đèn “Check Engine” sảng lên và vẫn còn trong suốt thời gian hoạt động của ô tô, nguyên nhân phải được tim ra.

Các lỗi thất thường làm cho đèn “Check Engine" nhấp nháy hoặc là tắt đi trong khoảng 10 giây sau khi sự cố được tự sửa chữa. Tuy nhiên, mã lỗi tương ứng vẫn còn được duy trì trong bộ nhớ của bộ điều khiển ECM.

Các lỗi thất thường có thể liên quan đến bộ cảm biến, Nếu một cảm biến hư hồng, bộ điều khiển ECM sẽ thay thế một giá trị cảm biến được thiết đặt trước trong sự tính toán của nó để tiếp tục sự hoạt động của động cơ. Trong điều kiện này, việc sửa chữa thi không bắt buộc, nhưng có thể xảy ra việc mất khả năng vận hành hoặc không có tính kinh tế, Nếu bộ cảm biến bắt đầu làm việc trở lại và sự cố không xảy ra lại trong khoảng S50 lần khởi động động cơ, mã lỗi liên hệ sẽ được xoá đi khỏi bộ nhở của ECM.

Như là một bóng đèn và là sự kiểm tra hệ thống, đèn “Check Engine” sẽ phát sáng khi công tác đánh lửa được bật mở và động cơ không hoạt động. Đây là một tình trạng bình thường. Khi động cơ được khởi động, đèn sẽ tắt đi. Nếu đèn không tắt, bộ điều khiển ECM đã phát hiện ra sự cố trong hệ thống CCC, và thủ tục chuẩn đoán hỏng hóc sẽ được sử dụng đến.

Chúng ta sử dụng thủ tục chuẩn đoán như sau:

Bước 1 - Kiểm tra bằng cách quan sát bất kỳ sự đứt hoặc không liên kết của các ống chân không;

hoặc những hư hỏng khác mà quan sát thấy được.

Bước 2 - Bật mở công tắc hệ thống đánh lửa. Đèn “Check Engine” phải sáng lên.

Bước 3 - Xác định đầu nối kiểm tra bên dưới bảng thiết bị đo kiểm (táp lô điện) hoặc ở bên phải khung. Đầu nối điện này là bộ phận của cụm đầu nối các đường dẫn liên kết dữ liệu. Sự định vị gần đúng thể hiện ở hình 3 - 48.

Bước 4 - Nối một dây cầu nhảy giữa đầu kiểm tra (D) và đầu tiếp đất (E) như thể hiện ở hình 3 - 49.

Hình 3 - 48. Các vị trí của đầu nối kiểm tra.

LƯU Ý: Không được nối 2 đầu dây này cho đến khi công tắc đánh lửa bật mở, hoặc là động cơ hoạt động. Một bộ kiểm tra đặc biệt sẽ cung cấp mội trị số hiển thị bằng kỹ thuật số các mã lỗi (bộ kiểm tra của công ty Owatonna Tool company, 118 Eisenhower Drive, Owalonna, MN

55060).

Bước 5 - Đèn “Kiểm tra động cơ” (Check Engine) phải nhấp nháy mã số 12. Mã 12 thể hiện như sau “sáng, ngưng, sáng, sáng tiếp theo sau đó bằng một ngưng dài lâu hơn”. Mã số 12 sẽ biểu th} ba lần. Nếu có bất kỳ mã nào khác được lưu trữ trong bộ nhớ ECM, chúng sẽ được biểu thị cùng một cách thức như thế từ số mã thấp nhất cho đến số mã cao nhất (ba lần cho mỗi mã), và cũng được lặp lại lâu như khi đầu nối kiểm tra và đầu nối tiếp đất được nối lại. Quan sát và ghỉ lại tất cả các mã. Lưu ý rằng mã 12 không phải là một mã lỗi.

Bước 6 - Bật mở công tắc đánh lửa và tháo dây cầu nhảy.

Đầu nối 5 chân Đầu nối 12 chân

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện ô tô part 2 (Trang 31 - 32)