c. Cơ cấu vốn nhân lực theo vị trí công tác
3.1.3. Về đào tạo nâng cao khả năng phản xạ nhanh trong công việc của cán bộ
bộ
Việc khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, để có thể làm chủ được thiết bị mới, công nghệ mới trong điều kiện số lao động tăng ít và có vị trí không được tăng biên chế thì việc nâng cao trình độ là một đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt là một ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn việc nâng cao trình độ về các kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu cũng cần được có sự quan tâm thích đáng .
Để kiểm tra khả năng nắm được kiến thức cơ bản về hệ thống điện trung tâm áp dụng hình thức đào tạo từ xa vì đã có mạng WAN – Public (Mạng nội bộ). Hình thức đào tạo E – learning: Gửi tài liệu và bảng câu hỏi cho người được đào tạo và nhận kết quả qua mạng sau đó đánh giá chấm điểm cho học viên. Sử dụng phương tiện hiện có của hội nghị từ xa (Net Meeting) của ngành điện để tổ chức các cuộc thảo luận toạ đàm chuyên đề về thiết bị mới, các sự cố điển hình trên hệ thống điện… Phương pháp đào tạo từ xa rất kịp thời cho công việc lại rất ít tốn kém so với các hình thức khác .
Để nâng cao khả năng phản xạ, độ nhanh nhạy khả năng xử lý tình huống sự cố trong quá trình quản lý vận hành cần đẩy mạnh tổ chức hình thức “diễn tập sự cố” thường xuyên hơn nữa. Tổ chức diễn tập sự cố tại trung tâm là phương án được giả định được mô phỏng như các trường hợp đã xảy ra và có thể xảy ra theo dự báo sự cố của các phần tử trên hệ thống điện. Sau khi diễn tập xong, ban tổ chức sẽ xem xét các dữ liệu từ máy ghi âm công nghiệp để phân tích, xem xét và đánh giá với mức đạt và không đạt.