- Phùng và Đẩu có hành trình nhận thức giống nhau đều xuất phát từ mục đích tốt đẹp và đầy thiện chí đến
GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP THI TỐT NGHIỆP
1.Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau, trích trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(Mây đầu ô, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)
- Đoạn thơ miêu tả cuộc hành quân hết sức gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và khắc nghiệt của miền Tây.
- Hai câu đầu: phép điệp, những từ láy, các thanh trắc trong câu thơ đầu góp phần miêu tả cụ thể con đường hành quân qua những dốc núi quanh co, khúc khuỷu, xa thẳm. Câu hai tả được độ cao nơi đỉnh núi mà đoàn quân đã tới. Độ cao ấy còn được hình dung, cảm nhận qua cái tĩnh lặng đến “heo hút” của toàn bộ không gian nơi đây. “Súng ngửi trời”: còn thể hiện tính cách, khí phách của người lính.
- Câu thơ thứ ba: phép điệp, ngắt thành hai vế như vẽ ra con đường hành quân vượt núi cao, từ chân núi lên tới đỉnh núi rồi lại xuống núi ở phía dốc bên kia.
- Câu thứ tư: toàn thanh bằng, mở ra một không gian xa, rộng mênh mang dưới tầm mắt của người lính đang ở trên cao nhìn xuống mặt đất phía dưới.
- Hai câu 5,6: khắc sâu về sự gian khổ, khắc nghiệt, hi sinh của người lính trong cuộc hành quân bằng những chi tiết, chữ nghĩa rất thực (“dãi dầu”, “gục”) nhưng cũng không dẫn đến cảm xúc bi lụy bởi người lính đã tiếp nhận nó với một sự bình thản, thậm chí nhẹ nhàng: “bỏ quên đời”.