- Phùng và Đẩu có hành trình nhận thức giống nhau đều xuất phát từ mục đích tốt đẹp và đầy thiện chí đến
4. Giá trị nội dung của đoạn trích “Số phận con người” Sô-lô-khốp?
- Giá trị hiện thực: +Tố cáo chiến tranh;
+ Phản ánh số phận, tính cách kiên cường và trung hậu của con người Nga trong và sau chiến tranh. - Giá trị nhân đạo:
+ Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người; niềm cảm thương, trân trọng ý chí con người.
+ Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế hệ kế tiếp.
Ý nghĩa tư tưởng:
Khám phá và ca ngợi tính cách Nga, đó là sự cứng rắn ý chí kiên cường có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và tâm hồn nhân hậu sâu sắc.
Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.
5. Khi Xô-cô-lốp đưa đứa con trai mới nhận về nhà, “bà chủ múc xúp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứngnhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng … càng đầm đìa nước mắt, càng khóc sướt mướt”. nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng … càng đầm đìa nước mắt, càng khóc sướt mướt”. Hãy cho biết ý nghĩa của tiếng khóc ấy?
Hành động của bà chủ nhà thật đáng quý. Tiếng khóc lặng lẽ nhưng thể hiện nhiều ý nghĩa: Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của bé Va-ni-a.
Là tiếng khóc thương cho cả Xô- cô-lốp.
Đó là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô-cô –lốp – một người lính đã mất đi tất cả sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh.
Đó cũng là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của mình (bà cũng không có con).