- Qua cách dùng muối của họ, có thể thấy:
11. Cảm nhận của anh/chị qua đoạn văn kể về việc hai chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm?
Năm?
- Đọc thật kĩ đoạn văn: Cúng mẹ và cơm nước xong, … lội hết đồng này sang bưng khác. (SGK tr 63) - Phân tích theo nguyên tắc bám sát văn bản, chọn đúng cái hay cái đẹp và thưởng thức nó trong sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện của văn chương. Gợi ý:
+ Đoạn văn xoay quanh một tình tiết lạ và thiêng: hai đứa con đều đi chiến đấu, khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú để đi chiến đấu.
+ Lối kể, tả, như chạm khắc tỉ mỉ, một giọng văn chậm rãi, trìu mến, thiết tha.
+ Đoạn văn là tiếng lòng của những đứa con. Người đọc có thể nghe, cảm nhận ở đây sự giao hòa, trò chuyện bằng một thứ tiếng nói bên trong giữa em với chị, giữa những đứa con còn rất trẻ với người mẹ quá cố, … Đoạn văn dường như không viết bằng lời văn thông thường mà được viết bằng một thứ tiếng nói của tâm linh.
+ Đoạn văn là tiếng lòng của những đứa con. Người đọc có thể nghe, cảm nhận ở đây sự giao hòa, trò chuyện bằng một thứ tiếng nói bên trong giữa em với chị, giữa những đứa con còn rất trẻ với người mẹ quá cố, … Đoạn văn dường như không viết bằng lời văn thông thường mà được viết bằng một thứ tiếng nói của tâm linh. cơm nước xong, … lội hết đồng này sang bưng khác”) là một trong những đoạn văn xúc động nhất trong tác phẩm. Tại sao?
- Đoạn văn được viết bằng tất cả tấm lòng thành của những đứa con đối với bậc sinh thành của mình. - Là tiếng nói cất lên từ trong sâu thẳm tâm hồn con người trong một khoảnh khắc thiêng liêng.
- Tác giả kể chuyện của các nhân vật mà như đang viết ra những tình cảm và rung động thành thật nhất của lòng mình.
14. Cảm nhận về đoạn văn ở câu 13?
- Đoạn văn xoay quanh một tình tiết lạ và thiêng: Hai “đứa con” đều đi chiến đấu, khiêng bàn thờ má sang gửi “bên nhà chú” để đi chiến đấu.
- Tương ứng với cái lạ và thiêng của tình tiết là một lối kể, tả, như chạm khắc tỉ mỉ, một giọng văn chậm rãi, trìu mến, thiết tha.
- Đoạn văn là tiếng lòng của những đứa con. Người đọc có thể nghe, cảm nhận ở đây sự giao hòa, trò chuyện bằng một thứ tiếng nói bên trong giữa em với chị, giữa những đứa con thơ trẻ với người má quá cố, … Đoạn văn dường như không viết bằng lời văn thông thường mà được viết bằng một thứ tiếng nói của tâm linh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU
1. Trong chuyến đi thực tế, tìm chụp ảnh cho tờ lịch tháng bảy, nhiếp ảnh Phùng đã có những pháthiện gì? Tâm trạng anh trước những phát hiện đó? Nó thể hiện được tính cách gì ở Phùng? hiện gì? Tâm trạng anh trước những phát hiện đó? Nó thể hiện được tính cách gì ở Phùng?
- Những phát hiện của Phùng:
+ Chiếc thuyền lưới vó xuất hiện trong khoảng không gian vừa đủ, thời gian thích hợp, màu sắc hài hòa: vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương, có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Đây là vẻ đẹp tuyệt vời mà cuộc đời ban tặng.
+ Hiện thực gia đình hàng chài trên con thuyền: người đàn ông đánh vợ tàn nhẫn mà người vợ không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Đây là hiện thực quái ác, tồn tại ngay trong vẻ đẹp nghệ thuật mà anh vừa tìm được.