- Phùng và Đẩu có hành trình nhận thức giống nhau đều xuất phát từ mục đích tốt đẹp và đầy thiện chí đến
7. Cho biết vì sao hồn Trương Ba kiên quyết đòi chết còn Đế Thích lại buộc Trương Ba sống bằng bất kì giá nào?
- Thái độ của Trương Ba:
Lấy sự không thống nhất giữa bên trong và bên ngoài để quyết định chết hẳn. Vì sự thống nhất nên chết để anh hàng thịt sống lại. Mình đã chết nên phải chết hẳn! Không muốn có những phiền toái khác nên quyết định chết. Vì sự sống đúng nghĩa mà chết và lấy cái đúng để sửa chữa cái sai.
- Ý nghĩa:
Giữa Trương Ba và Đế Thích không giống nhau trong quan niệm về sự sống. Đế Thích có cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người nói chung và hồn Trương Ba nói riêng. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống thật với mình và với mọi người. Đây cũng chính là quan niệm của Trương Ba về sự sống.
7. Cho biết vì sao hồn Trương Ba kiên quyết đòi chết còn Đế Thích lại buộc Trương Ba sống bằng bấtkì giá nào? kì giá nào?
- Trương Ba:
Linh hồn bị thể xác hàng thịt tấn công, sai khiến làm những việc thường ngày ông không thích. Hậu quả là người thân mỗi ngày một xa lánh; bản thân Trương Ba ngày một lệch lạc, không còn là chính mình nữa. Ông chọn cái chết như một cách hóa giải tấn bi kịch, giải thoát khỏi sự gặm nhấm của cái xấu, cái ác. Trương Ba chọn cái chết chứng tỏ cái thiện đã chiến thắng. Qua đó truyền đi thông điệp: nhu cầu được sống toàn vẹn là điều quý giá nhất.
- Đế Thích muốn Trương Ba sống: một phần vì quý Trương Ba, một phần lớn là để có người chơi cờ. Đế Thích muốn Trương Ba sống mà không hề quan tâm Trương Ba sống ra sao. Lòng tốt có phần cá nhân nếu không nói là ích kỉ, đã vô tình đẩy Trương Ba vào bi kịch không lối thoát.