Có thể nói, chủ trương chính sách của Chính phủ trong thời gian qua còn thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo và thường xuyên thay đổi. Do đó, để tạo một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động tiền gửi của các NHTM nói riêng, Chính phủ cần phải có thực hiện các biện pháp sau:
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô gồm nhiều yếu tố, bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá... Chúng có tác động to lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động tiền gửi của NH nói riêng. Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần có những việc làm cụ thể sau:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến làm giảm bất thường giá trị đồng tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi tại NH, dù là dưới hình thức nào.
- Mặt khác, thông qua việc ổn định giá trị đồng tiền để xác định tỷ giá hợp lý nhằm giảm thiểu hiện tượng đầu cơ ngoại tệ... Kết quả là thu hẹp phạm vi hoạt động của ngoại tệ, mở rộng phạm vi lưu hành VND góp phần vào việc kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả và chính xác, xây dựng lãi suất phù hợp và giữ vững ổn định tiền tệ.
Tạo lập môi trường pháp lý ổn định.
Hoạt động của NHTM vẫn nằm trong môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh doanh NH; Đòi hỏi Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của mình xây dựng được môi trường pháp lý ổn định. Việc ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin cho dân chúng mà những quy định, khuyến khích của nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu
dùng chưa cần thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất giữ từ vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi tiền vào NH.
Ngày nay chúng ta đang tiếp tục phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, tiến tới giảm bớt sự can thiệp quá sâu của các cơ quan nhà nước vào hoạt động của các NHTM. Hệ thống NH với vai trò là mạch máu của nền kinh tế do đó giữ cho hệ thống NH hoạt động một cách hài hoà, ổn định là điều kiện cần thiết. Vì vậy nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật vừa thống nhất, vừa đầy đủ tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao.
Về môi trường xã hội
Ở nước ta hiện nay, công tác huy động tiền gửi của các NHTM vẫn bị hạn chế, do ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân, đặc biệt thói quen giữ tiền ở nhà, mua vàng tích trữ. Chính phủ cần có các biện pháp tuyên truyên nhằm khuyến khích động viên người dân gửi tiền và chi tiêu qua tài khoản mở tại NH, nên có quyết định bắt buộc các cán bộ thuộc cơ quan Nhà nước phải mở tài khoản và sẽ được trả lương qua tài khoản đó... để có thể thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào NH. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn nâng cao đời sống và thu nhập của người dân để họ có thể tăng tích luỹ và sẽ gửi tiền vào NH ngày càng nhiều hơn.
KẾT LUẬN
Hai năm đã đi qua từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có
thể sánh tầm với thế giới. Với chức năng đầu mối tài chính cho nền kinh tế, để tạo thế đứng của mình trên thị trường, các NHTM không ngừng nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư, phát triển sản xuất. Do đó, việc mở rộng phạm vi áp dụng ảnh hưởng của các loại tiền gửi tới các tổ chức kinh tế cũng như các tầng lớp dân cư là vấn đề sống còn của NH nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, tăng sức cạnh tranh khi đất nước mở cửa sâu rộng.
Nhận thức được vấn đề này, HABUBANK đã có những bước đi tích cực trong việc phát triển hoạt động huy động tiền gửi khách hàng và bước đầu đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, HABUBANK còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng dịch vụ nhất là cán bộ huy động tiền gửi khách hàng và công nghệ ngân hàng. Đó là tồn tại lớn nhất cản trở sự phát triển của hoạt động huy động tiền gửi khách hàng của ngân hàng.
Do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như chưa hoàn chỉnh về mặt hình thức. Tuy nhiên, em hy vọng với việc nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, chuyên đề có thể góp một phần nào đó vào việc phát triển sâu rộng hơn nữa hoạt động huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi khách hàng nói riêng tại NH TMCP Nhà Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – T.S Lê Thanh Tâm cùng toàn thể cán bộ phòng Phát triển kinh doanh NH TMCP Nhà Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật.
3. Peter Rose (2002), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 4. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2006, 2007, 2008. 6. Nguyễn Văn Giàu (2008), Tổng kết hoạt động Ngân hàng Việt Nam năm
2008.
7. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997/QH10 ngày 12/12/1997.
8. Quyết định 1160/2004/QĐ – NHNN về điều chỉnh hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với các tổ chức nhận tiền gửi được pháp luật cho phép. 9. Quyết định 47/2006/QĐ – NHNN về việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung quy chế
bảo hiểm tiền gửi.
10. Quyết định 2003/QĐ – NHNN quyết định của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
11. Một số quyết định NHNN ban hành liên quan đến việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng thời kì như: Quyết định 1141/2007/QĐ – NHNN, Quyết định 187/2008/QĐ – NHNN.
12. Một số trang web:
www.saga.vn
Tình hình ngân hàng năm 2008 và dự báo 2009. Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM. Huy động vốn Ngân hàng – Vấn đề tâm lý.
www.cafeF.vn
Chính sách tiền tệ: một năm chưa có tiền lệ. Gửi tiền, căn thêm tính thanh khoản
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT NH NHTM NHNN TMCP Ngân hàng
Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhà nước Thương mại cổ phần
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
2.1 Tình hình nhân sự trong 5 năm vừa qua của HABUBANK 35
2.2 Tình hình huy động vốn của HABUBANK 36
2.3 Cơ cấu nguồn vốn của HABUBANK 36
2.4 Tình hình cho vay của HABUBANK 38
2.5 Doanh thu và lợi nhuận của HABUBANK 41
2.6 Tình hình huy động và sử dụng vốn của HABUBANK 50
3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2009 60
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
2.1 Tăng trưởng tiền gửi khách hàng 43
2.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi khách hàng theo đối tượng huy động 45 2.3 Cơ cấu nguồn tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn 47
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
1.1 Luân chuyển vốn trong nền kinh tế 5
1.2 Các hình thức huy động tiền gửi khách hàng của NHTM 18
MỤC LỤC
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI ... 58
3.1. Định hướng đối với vấn đề huy động tiền gửi khách hàng tại NH trong thời gian tới ... 58
3.1.1. Nhiệm vụ các NH cần thực hiện trong thời gian tới ... 58
3.1.2. Mục tiêu phương hướng chung của NH TMCP Nhà Hà Nội ... 59
3.1.3. Định hướng cho hoạt động huy động tiền gửi khách hàng của NH TMCP Nhà Hà Nội ... 61
3.2. Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại NH TMCP Nhà Hà Nội ... 62
3.3. Kiến nghị nhằm tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại NH TMCP Nhà Hà Nội . . 74
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ... 74