0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện có của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT (TECHNOIMPORT ).DOC (Trang 39 -41 )

III. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty

1. Yếu tố chủ quan

1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện có của doanh nghiệp

Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của

công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị...

Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cho máy móc thiết bị ở Việt Nam do Bộ khoa học Công nghệ có trách nhiệm lập và kiểm tra. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện các tiêu chuẩn này có nhiều bất cập, bản thân các tiêu chuẩn được quy định cũng còn sơ sài, chưa đầy đủ. Việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng thực hiện theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 và phải đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng máy móc công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ với 76% máy móc, dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang...; chỉ có 10% doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, 38% ở mức trung bình, 52% thuộc loại lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao của Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng 2%, trong khi đó Thái-lan là 31%, Singapore là 73%, Malaysia 51% (theo tiêu chí để đạt trình độ nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là trên 60%). Ðầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Ðộ là 5%, Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8 - 10%, trong khi ở các nước trong khu vực có tỷ lệ tương ứng là 15 - 20%. Riêng về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện có tới 58% doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có công nghệ lạc hậu.

Điều có thể nhận thấy ngay được là phần lớn máy móc thiết bị công nghệ của ta tụt hậu ngay từ đầu, từ lúc mua sắm dây chuyền “thiết bị mới”. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin nên không biết công nghệ nào là tiên tiến. Chẳng hạn: Tổng tiêu hao năng lượng để sản xuất một tấn NH3 của Nhà máy phân đạm Bắc Giang lên tới 61,94 GJ (đơn vị tính về tiêu hao năng lượng), trong khi một nhà máy khác của công ty hoá chất sử dụng than chỉ tốn từ 42,79 đến 43,86 GJ. Một thực tế khác là vì không biết trình độ công nghệ chung trên thế giới đến mức nào mà chỉ so với ta thì thấy tiến bộ hơn rất nhiều và các doanh nghiệp “hí hửng mua về”. Đến khi sản xuất, phải cạnh tranh trên thị trường thì mới “ngã ngửa” rằng thiết bị công nghệ vừa mua quá lạc hậu so với thế giới. Và “câu chuyện” về việc hô hào tiếp tục đổi mới, cải tiến tại diễn ra. Thực tế dây chuyền vừa mua về chưa thu được đồng vốn nào thì lấy gì mà đổi mới. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng đối với doanh nghiệp Nhà nước (là nơi tiêu “tiền chùa” và công nghệ càng lạc hậu thì càng có “lợi” cho kẻ đầu cơ thông qua việc mua). Tình trạng lạc hậu dây chuyền và công nghệ sản xuất cũng xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân vì thiếu thông tin. Một số trường hợp công nghệ lúc mua là loại tiên tiến nhất, nhưng do xác định công suất quá lớn so với khả năng nguyên liệu lúc bấy giờ, cho nên 10 - 15 năm sau vẫn chưa thu hồi được vốn, không có tiền đổi mới công nghệ nên thành lạc hậu.

Hiện nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng với chu kỳ công nghệ ngày càng được rút ngắn, đóng vai trò to lớn, mang tính quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm được giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của thế giới, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có thể làm chủ được khoa học kỹ thuật hiện đại, sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật mới, ... làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT (TECHNOIMPORT ).DOC (Trang 39 -41 )

×