Các chính sách pháp lý và quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport ).DOC (Trang 45 - 46)

III. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty

2.2.Các chính sách pháp lý và quy định của Nhà nước

2. Yếu tố khách quan

2.2.Các chính sách pháp lý và quy định của Nhà nước

Môi trường kinh tế là các nhân tố bên ngoài như các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách tiền tệ...có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chính sách này có thể ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể; do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nằm trong ngành hay vùng kinh tế nhất định. Việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và đảm bảo tính công bằng, ... đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

Ngay các chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị và khoa học công nghệ trực tiếp của Việt Nam đã được xây dựng nhằm khuyến khích và hỗ trợ mua công nghệ mới, song chính luật thuế và hệ thống thu thuế lại đã đặt ra hạn chế cho quá trình mua công nghệ đối với các nhà máy. Thủ tục nhập khẩu khó khăn do sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong các văn bản pháp quy cũng như những quy định chồng chéo về nhập khẩu thậm chí đối với tư liệu sản xuất, dịch vụ công nghệ đã làm hạn chế bớt việc tiếp cận kịp thời để có thể làm chủ các nguồn công nghệ cao của nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho một số ngành công nghiệp hoạt động thuận lợi, gây mất lòng tin của đối tác nước ngoài cũng như giảm khả năng thu hút vốn đầu tư và xin vay vốn nước ngoài.

Những điều này có thể gây lãng phí về thời gian trong khi chờ đợi phê duyệt, làm chậm tiến độ triển khai dự án, làm cho phía nước ngoài kém tin tưởng vào các thoả thuận đã giành được trên bàn đàm phán, bởi vì những thoả thuận đó lại còn phải chờ đợi sự phê duyệt của các cơ quan quyền lực ở phía sau, từ đó sẽ tạo ra một tâm lý không tích cực cho các đối tác nước ngoài khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó vấn đề tạo ra được một tinh thần tin cậy vào thiện chí của các bên chính là một trong những cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện thuận lợi hợp đồng sau này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport ).DOC (Trang 45 - 46)