Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 26 - 31)

II. Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

trực tiếp nước ngoài.

4.1. Những nhân tố khách quan:

4.1.1. Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chủ trương chính sách của nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định. Đó là: Phân cấp thẩm định và ra quyết định đầu tư; các ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư ; các định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ. Các quy định này không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định mà còn tác động trực tiếp đến việc thực thi các dự án sau này.

Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hướng và ảnh hưởng đến công tác thẩm định. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được quy định cụ thể và gần đây đã được bổ sung sửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay. Những tiến bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của công tác thẩm định cũng như việc ra quyết định đầu tư. Một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang áp dụng hiện nay là:

Luật đầu tư số 59/2005/QH của Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

• Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luật

sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000.

• Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

• Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15//8/1998 của Chính phủ về

Ban hành quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao, Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh, Hợp đồng xây dựng- chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày 27/01/1999 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 62/1998/NĐ-CP.

Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 13/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...

4.1.3. Tác động của lạm phát

Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định kinh tế dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm

biến đổi mức chiết khấu khi đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số kinh tế trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như ENPV, EIRR…đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành. Việc tính toán đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình phân tích dự án được chính xác hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn.

4.2. Những nhân tố chủ quan

4.2.1. Phương pháp thẩm định

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung của dự án cần xem xét. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp đối với từng dự án là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng thẩm định. Các phương pháp thường được sử dụng đó là phương pháp so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phần lớn mang tính chất định tính.

4.2.2. Thông tin

Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong công tác thẩm định. Thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở cho việc thẩm định đạt kết quả cao. Ngược lại thông tin không đầy đủ và phiến diện sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm về tính khả thi của dự án, từ đó có thể

đưa đến những quyết định đầu tư sai lầm. Đặc biệt đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tác là người nước ngoài ở nhiều khu vực khác nhau nên việc tìm hiểu, thu thập thông tin chính xác về họ lại càng trở nên cần thiết. Các thông tin cần thiết cho việc thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm cả các thông tin về đối tác trong nước cũng như nước ngoài. Đối với bên Việt Nam cần tìm hiều các thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinh doanh, khả năng tài chính trong tham gia liên doanh…Đối với bên nước ngoài, các thông tin không thể thiếu được là tư cách pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử phát triển, uy tín, vị thế của đối tác trong kinh doanh, đạo đức doanh nghiệp, công nghệ áp dụng vào Việt Nam…Ngoài ra cũng cần có những thông tin chính xác liên quan đến các chính sách mới, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.

Để có được nguồn thông tin có chất lượng thì phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy bên cạnh việc phối hợp giữa các cơ quan, công ty để thu được những thông tin từ nhiều nguồn và nhiều chiều; vấn đề xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này.

4.2.3. Quy trình và nội dung thực hiện thẩm định

Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các công việc thẩm định. Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm định. Để thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình thẩm định hợp lý, khoa học. Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo được các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp các ngành, các địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự án; đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép phân tích đánh giá sâu

sắc các căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn; bên cạnh đó còn đơn giản hoá được công tác tổ chức thẩm định mà vẫn nâng cao được chất lượng thẩm định.

4.2.4. Đội ngũ cán bộ thẩm định

Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải thực sự có tinh thần trách nhiệm, biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư.

4.2.5. Vấn đề định lượng và xác định tiêu chuẩn trong đánh giá thẩm định dự án định dự án

Để thẩm định đánh giá tính khả thi của dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng có những vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cần thiết phải giải quyết được hai vấn đề là định lượng và xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đó.

Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các chỉ tiêu về kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, lượng hoá các luồng lợi ích - chi phí, chuyển đổi giá kinh tế của các hạng mục, … Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan thẩm định dự án.

Chương II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN FDI VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w