Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 45 - 50)

III. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án

2.Những hạn chế còn tồn tại

2.1. Chất lượng các luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho quá trình thẩm định còn hạn chế

ứng nhu cầu thiết thực, bức xúc của xã hội là vấn đề quan trọng có tính chiến lược quốc gia. Đối với một dự án FDI phải quan tâm trước hết đến tính khả thi, tính hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Để đảm bảo yêu cầu này thì luận chứng kinh tế kỹ thuật của mỗi dự án phải được trình bày một cách đầy đủ với những số liệu khảo sát thực tiễn toàn diện, khách quan và phải được thông qua một hội đồng chuyên môn để thẩm định. Mặc dù từ lâu luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án vẫn được tiến hành xây dựng song thực tiễn cho thấy bên cạnh những dự án tốt, nhiều luận chứng kinh tế kỹ thuật vẫn không được xây dựng và thẩm định kỹ càng, tính khoa học và thực tiễn thấp. Nhiều dự án việc xét duyệt không được nghiêm túc, không có chuyên gia giỏi xem xét nên tính khả thi của luận chứng đến mức nào nhiều khi không được thẩm định một cách khoa học. Sự hạn chế của các luận chứng kinh tế kỹ thuật chính là một khó khăn lớn cho công tác thẩm định. Hệ quả là bản luận chứng nhiều lúc biến tướng thành một thủ tục hành chính. Nên chăng cần ban hành những văn bản pháp luật quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các bên hữu quan trong dự án để việc xây dựng luận chứng, xét duyệt và thực thi dự án được nghiêm túc, khoa học, đem lại hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó công tác quản lý các dự án không chỉ cần thiết khi xét duyệt, khi thực thi mà sau khi hoàn thành cần được kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của dự án so với luận chứng ban đầu. Nếu có sai sót, các bên hữu quan của dự án phải có trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2.2. Hệ thống thông tin chưa hoàn thiện

Trong thẩm định dự án, thông tin là yếu tố rất quan trọng nhưng nhiều khi công tác thẩm định thông tin chưa tốt khiến cho nhiều dự án đã được cấp giấy phép không triển khai được do phía nước ngoài không có năng lực về tài chính. Nhiều dự án chủ đầu tư nước ngoài không góp đủ vốn theo tiến độ quy định hoặc đóng góp vốn thấp hơn vốn pháp định.

Tính đến hết năm 2008, đã có 1359 dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn dăng kí giải thể khoảng 15,5 tỷ USD. Nguyên nhân việc số dự án này bị giải thể tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều mặt kém thuận lợi, do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực. Bên cạnh đó, thông tin về các chủ đầu tư nước ngoài nhiều khi sai lệch khiến cho công tác thẩm định khá vất vả đưa đến đánh giá chưa chính xác về tình hình đầu tư.

2.3. Hệ thống luật pháp, chính sách

Đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đảm bảo tính rõ ràng, gây khó khăn không ít cho quá trình thẩm định dự án

Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao. Một số luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngoài thay đổi nhiều. Có những trường hợp chưa tính kỹ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nên đã làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ. Nhiều vướng mắc liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành như luật đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ môi trường, lao động, xuất nhập cảnh, pháp lệnh thi hành án…chậm được sửa đổi khiến cho nhiều khi cán bộ thẩm định không có được những cơ sở rõ ràng và cập nhật để tiến hành thẩm định.

2.4. Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể

Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu với động cơ tìm kiếm lợi nhuận và nhằm vào thị trường tiêu thụ nội địa gần 86 triệu dân. Nhưng một mặt, quy mô của thị trường Việt Nam còn nhỏ bé, sức mua thấp, nhất là vùng nông thôn. Mặt khác ta lại chủ trương khuyến khích đầu tư hướng về xuất khẩu, nhiều dự án phải xuất khẩu trên 80% nên tính khả thi của dự án không cao. Nhiều lĩnh vực đầu tư có sức hấp dẫn nhưng vào thời điểm hiện nay đã và đang bão hoà (khách sạn, văn phòng cho thuê, lắp ráp

ôtô xe máy, hàng điện tử gia dụng…). Tình hình trên cộng với ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho công suất huy động của nhiều sản phẩm thuộc khu vực đầu tư nước ngoài đạt thấp. Việc thẩm định cấp phép những năm đầu trong một vài lĩnh vực cũng còn hiện tượng thiên về số lượng, nặng về thay thế nhập khẩu, tuy có bổ sung hàng hoá cho thị trường, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu, nhưng tình trạng này kéo dài không kịp thời điều chỉnh đã dẫn đến chênh lệch cung cầu, tạo sức ép lớn đối với sản xuất một vài sản phẩm trong nước.

Cũng do thiếu quy hoạch cụ thể nên một mặt các địa phương phải chờ xin ý kiến của các cơ quan trung ương mất nhiều thời gian, mặt khác dẫn đến tình trạng quan điểm xử lý đối với dự án không nhất quán.

2.5. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn khá rườm rà rườm rà

Việc xin cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thuê đất, xin giấy phép xây dựng cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án còn nhiều phức tạp. Công tác lập hồ sơ dự án còn nhiều thiếu sót, sơ sài và buộc phải sửa đổi bổ sung khiến thời gian thẩm định và cấp giấy phép kéo dài. Đặc biệt khi được cấp giấy phép đầu tư, để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các chủ đầu tư phải mất khá nhiều thời gian mới triển khai thực hiện được dự án. Việc phức tạp trong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện đang là một vấn đề nổi cộm và làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định dự án.

2.6. Mặt thẩm định công nghệ còn thiếu nhiều kinh nghiệm

Chuyển giao công nghệ là một thành tố quan trọng của đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện không theo các quy định của pháp luật (chẳng hạn như không lập và ký kết hợp đồng hoặc chỉ ký kết hợp đồng giữa bên

giao và bên nhận mà không trình để phê duyệt…) làm cho cơ quan thẩm định rất khó có những căn cứ chính xác và nhất quán để thực hiện công tác thẩm định về mặt công nghệ. Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết giữa các bên là do bên nước ngoài soạn thảo sẵn với những điêù khoản có lợi cho họ, trách nhiệm của bên giao không rõ ràng và có những điều khoản trái với quy định của pháp luật Việt Nam, chi phí chuyển giao công nghệ không hợp lý, vượt quá nhiều so với quy định. Những hợp đồng đó thường bị sửa lại nhiều lần làm kéo dài thời gian phê duyệt. Bên cạnh đó cũng chưa có được một đội ngũ cán bộ thẩm định thực sự thông thạo về các thiết bị công nghệ hiện đại cũng như thông thạo ngoại ngữ và luật pháp quốc tế, dẫn đến nhiều trường hợp công nghệ đưa vào không đáp ứng được mục tiêu của dự án đề ra. Kinh nghiệm thẩm định giá và mức độ tiên tiến của công nghệ và máy móc còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả thấp, chất lượng thẩm định không cao.

Chương III.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN FDI

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 45 - 50)