Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và xúc tiến đối với đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 59 - 60)

II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án có vốn FDI

2. Những giải pháp gián tiếp

2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và xúc tiến đối với đầu tư nước ngoài

tư nước ngoài.

Cần gấp rút xây dựng quy hoạch đầu tư nước ngoài như là một bộ phận trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước; phải gắn chặt với quy hoạch ngành, lãnh thổ, tổng sản phẩm chủ yếu. Trong quy hoạch cần khuyến khích mạnh mẽ các dự án vào các ngành chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu và lao động nhằm góp phần làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài quốc gia cho thời kỳ 2010 -2015, trong đó xác định rõ sản phẩm, công suất, tiến độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định cũng sẽ được hỗ trợ đắc lực và giảm bớt được tính phức tạp đáng kể mà vẫn đạt được mục tiêu hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Hoạt động này sẽ nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành mà Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu, lao động, ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính và nắm bắt công nghệ nguồn, các dự án có công nghệ hiện đại. Đồng thời có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư vào các vùng sâu vùng xa.

Để hoạt động có hiệu quả, hoạt động xúc tiến cần phải được tổ chức theo hướng:

- Hoạch định chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

- Củng cố bộ phận xúc tiến đầu tư đủ mạnh về đội ngũ, mạnh về trình độ, năng lực, theo hướng tập trung hoá cao độ.

- Tăng cường và có kế hoạch đưa các Bộ, Viện, Trường và các cơ quan làm công tác đối ngoại tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp các chương trình nghiên cứu nhằm tạo thế chủ động trong giao tiếp và xử lý các quan hệ với bên ngoài.

- Thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư quốc tế để có nguồn thông tin và có sự trợ giúp trong công tác xây dựng luật vận động đầu tư.

Hoạt động tư vấn đầu tư phải giúp các chủ đầu tư có cơ hội chọn đúng đối tác. Đặc biệt là công tác lựa chọn thẩm tra chính xác đối tác đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh viêc tổ chức lại hệ thống xúc tiến đầu tư, một số các biện pháp khác cũng cần thiết phải được thực hiện. Đó là:

3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w