Giải pháp giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIETTEL TELECOM TRONG THỜI GIAN TỚI.doc (Trang 88 - 90)

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh, giảm bớt chi phí là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các biện pháp giảm chi phí:

• Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và quản lý chí phí chặt chẽ, hợp lý

Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh trong cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa luôn được các đơn vị quan tâm, kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chế độ kế toán tài chính hiện hành và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Điều này đòi hỏi kế toán phải làm tốt nhiệm vụ:

+ Phản ánh với Giám đốc kịp thời thường xuyên liên tục tình hình thực hiện các dự án kinh doanh, kiểm tra định mức dự toán công chi phí và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh

+ Hàng ngày kế toán phản ánh chính xác các khoản chi phí phát sinh sau đó phân loại tổng hợp giám sát tình hình thực hiện chi phí ngăn ngừa tiêu cực xảy ra trong mức thực hiện

+ Cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu để kiểm tra chặt chẽ và có hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi.

+ Thanh toán và phân bổ chính xác chi phí sản xuất kinh doanh cho từng loại hình kinh doanh hoặc chi phí cho hàng tồn kho nhằm tính đúng giá vốn của hàng hóa và kết quả tiêu thụ của hàng hoá

• Công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức độ thực hiện chi phí. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh để ra những quyết định về định mức sát với tình hình thực tế của Công ty. Để định mức được chính xác Công ty phải dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và kinh tế tài chính để xác định một cách chính xác về chế độ tiền lương, tỷ lệ khấu hao. Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phản ánh chính xác hao mòn thực tế, thu hồi vốn để đầu tư TSCĐ mới.

• Về chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác: Công ty nên thực hiện chế độ khoán chi phí cho các phòng ban, các trung tâm và chi nhánh biết sử dụng hợp lý triệt để để tiết kiệm, tránh tình trạng sử dụng bừa bãi lãng phí.

• Quản lý chặt chẽ chi phí nhân công: Viettel Telecom, là Công ty có chế độ tiền lương, thưởng cho nhân viên rất cao. Lương bình quân một lao động trong doanh sách là 10.93 triệu đồng/người/tháng. Việc trả lương và thưởng cao cho người lao động có tác dụng khuyến khích nhân viên tăng năng suất lao động song lại tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó cần phải có bảng theo dõi và chấm điểm mức độ hoàn thành công việc và chấp hành tốt giờ

giấc làm việc cho tường người lao hàng ngày, cuối tháng tổng kết lại và xếp loại. Sao cho những nhân viên thực sự xuất sắc thì được thưởng, còn những nhân viên không hoàn thành công việc, vi phạm nội quy thì bị trừ lương.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIETTEL TELECOM TRONG THỜI GIAN TỚI.doc (Trang 88 - 90)