2. Số giáo viên tiểu
2.1.1. Định hướng phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam:
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục – đào tạo là nhằm xây dựng những con người XHCN, ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và có khả năng tiếp thu văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tinh thần ham học hỏi của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật cao; có sức khỏe, là người kế thừa xây dựng CNXH.
Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội. Tiếp tục phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với giáo dục đào tạo.
Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là những nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện các chính sách tiền lương, có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.
Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Mọi thành viên trong xã hội đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.
Phát triển giáo dục – đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập.
Những mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:
- Phấn đấu đạt 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010; 300 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020. Đến năm 2020 có khoảng 70 - 80% sinh viên đại học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và 20 - 30% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu;
- Đến năm 2020 có từ 30 đến 40% sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục;
- Đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại học và trên 30% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 25% giảng viên đại học và 5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ;
- Đến năm 2015: 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ;
- Đến năm 2020 có trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.
- Sau năm 2010 diện tích đất đai và diện tích xây dựng của các trường đạt chuẩn định mức quy định về diện tích tính bình quân trên 1 sinh viên; hình thành các khu đại học dành cho các trường đại học nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;
- Vào năm 2010 bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu dành cho sinh viên theo quy định đối với các môn học, ngành học;
- Đến năm 2010 có 10 trường đại học mà mỗi trường có ít nhất 1 khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín
trên thế giới; đến năm 2015 có 20 trường đại học đạt tiêu chí nêu trên và năm 2020 có 1 trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới;
- Thu hút đạt tỷ lệ trên 0,1% vào sau năm 2010; 1,5% vào sau năm 2015 và 5% vào năm 2020 số lượng sinh viên là người nước ngoài so với tổng số sinh viên cả nước đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.