2. Số giáo viên tiểu
2.1.2. Chiến lược phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam giai đoạn 2008-2020:
2008-2020:
Về chiến lược phát triển giáo dục thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ vừa có 5 yêu cầu cho ngành giáo dục với tinh thần chung là nâng cao tính khả thi, hiệu quả và đóng góp của giáo dục và đào tạo vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một là, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là ở đại học. Tạo bước đột phá về dạy nghề và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Phấn đấu tăng chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2010 lên50%.
Tạo điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế và người học tham gia, hỗ trợ công tác đào tạo, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự, nhảy vọt về đào tạo nghề và dạy nghề theo nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói riêng.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng cơ cấu hợp lý, thống nhất, mở, liên thông; đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của nhân dân. Chuẩn bị phương án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu á để xây dựng bốn trường đại học đạt trình độ quốc tế.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; trong đó chú trọng việc ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quản lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệmvụ.
Bốn là, xây dựng chính sách tài chính cho giáo dục theo hướng Nhà nước tiếp tục chăm lo tốt hơn nữa cho giáo dục; ưu tiên đầu tư ngân sách bảo đảm giữ mức tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và có thể tăng thêm lên đến 21% - 22%; gắn
với việc phải quản lý tốt, đầu tư có hiệu quả; thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập. Đồng thời, xác định rõ các cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo, phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Nhà nước có chính sách cụ thể hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập (cả ở đại học, dạy nghề và phổ thông), trước hết về đất đai và vốn. Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tham gia vào công tác thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.
Năm là, đối với giáo dục mầm non và phổ thông ở các trường công lập, ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu để bảo đảm chi phí của quá trình đào tạo. Học phí là sự đóng góp một phần nhỏ của người dân, phù hợp với khả năng chi trả của các gia đình, để chia sẻ chi phí đào tạo với Nhànước.
Đối với đào tạo nghề nghiệp từ trình độ sơ cấp đến đại học ở các trường công lập, học phí là sự chia sẻ quan trọng của người học trong chi phí đào tạo. Nhà nước thực hiện việc miễn, giảm học phí đối với đối tượng nghèo, diện chính sách, cho vay để học nghề các trình độ. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập phải tuân thủ các quy định về chất lượng của Nhà nước và tự quyết định mức học phí.
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 gồm những nội dung cơ bản như sau:
Từ nay đến năm 2015, cả nước có khoảng 95% và năm 2020 có 98% trẻ 5 tuổi qua lớp mẫu giáo, chuẩn bị vào lớp 1. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa được phát triển, bảo đảm đến năm 2010 có 80%, năm 2015 có 95% và năm 2020 có 100% số xã, phường có trường, lớp mầm non. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đến năm 2020 sẽ có những chuyển biến cơ bản, trẻ được phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ với 90% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển, tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới mức 10%.
Với bậc học phổ thông, ngành giáo dục đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 có 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập bậc trung học cơ sở (THCS), trong đó có 70%
phổ cập đúng độ tuổi và đến năm 2020 sẽ đạt 100%. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% số thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học vấn tương đương trung học phổ thông (THPT). Về chất lượng, với giáo dục tiểu học phấn đấu 60% số học sinh đạt yêu cầu quốc gia về đọc hiểu vào năm 2010, 75% vào năm 2015 và tăng dần ở những năm tiếp theo. Năm 2020, sẽ có 70% số học sinh được học chương trình tiếng Anh mới từ lớp 3 và đạt mức độ 1 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế...
Với giáo dục nghề nghiệp, ngành giáo dục đặt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp THPT được học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Với giáo dục thường xuyên, năm 2010 phấn đấu tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 trở lên đạt 96%, đến năm 2015 là 97% và 98% vào năm 2020.
Đặc biệt, với giáo dục đại học, sẽ nâng tỷ lệ sinh viên/ vạn dân lên 200 vào năm 2010, lên 300 vào năm 2015 và 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ sinh viên trong các cơ sở ngoài công lập chiếm 40% tổng số sinh viên cả nước. Về chất lượng, mục tiêu tới năm 2020 sẽ phải có ít nhất 5 trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong số 100 trường đại học hàng đầu của khu vực ASEAN và 2 trường đại học đứng trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Theo đó, sinh viên phải có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp. 80% số sinh viên đạt mức 3 tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Đến năm 2020, có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 85% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được yêu cầu công việc. Về đội ngũ giảng viên, phấn đấu đến năm 2020 có 65% số giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ và 30% là tiến sĩ.
Trong chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001 – 2020, có thể thấy đầu tư là đòn bẩy quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu và định hướng nêu trên. Để tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực đóng góp phần tăng quy mô vốn đầu tư, bên cạnh đó thiết lập cơ cấu đầu tư hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Phần dưới đây sẽ đề
cập những giải pháp này cụ thể hơn.