Giải pháp về tăng cường quy mô vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 42 - 46)

2. Số giáo viên tiểu

2.2.2. Giải pháp về tăng cường quy mô vốn đầu tư:

2.2.2.1. Vốn NSNN:

Tăng cường quy mô vốn đầu tư là một trong những giải pháp có hiệu quả nhất. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng chi của NSNN cho giáo dục – đào tạo theo cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Thì tính đên năm 2010, chi cho giáo dục – đào tạo chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Như đã biết, NSNN ta có quy mô vẫn còn rất bé so với các nước phát triển, nhưng bên cạnh khác dân số trong độ tuổi đi học lại rất lớn (năm 2008 khoảng hơn 25 triệu người). Mặc dù Nhà nước rất coi trọng việc cho giáo dục đào tạo, nhưng NSNN hiện nay mới đáp ứng khoảng hơn 60% nhu cầu thực tế nên việc tăng NSNN cho giáo dục đào tạo qua các năm là rất cần thiết. Ngay cả khi gia nhập WTO thì Nhà nước vẫn là nguồn cung cấp quan trọng cho hoạt động của ngành giáo dục đào tạo, đóng vai trò định hướng trong sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo. Vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp để tăng nguồn thu NSNN từ đó tạo điều kiện để tăng chi NSNN nói chung và chi cho giáo dục đào tạo nói riêng. Do đó, có một số giải pháp để tăng nguồn thu cho NSNN:

- Thực hiện việc thu đủ, thu đúng các nguồn thu phí, thu thuế, lệ phí trong phạm vi đã được quy định của luật NSNN và pháp lệnh về phí và lệ phí được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

biện pháp như: tiến hành điều tra chính xác tốc độ phát triển để có mức thu phù hợp với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Chi phải có trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, triệt để tiết kiệm tích cực kiểm tra, giám sát, thanh tra để tránh thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn NSNN.

- Nhà nước vẫn phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục phổ cập ở các vùngkinh tế khó khăn, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề. Mặt khác, cần dành nhiều ngân sách hơn nữa cho học bổng và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển ở một số trường đại học trọng điểm.

- Từng bước tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước;

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hội nhằm tăng thu nhập cho các trường.

Bên cạnh nguồn NSNN thì nguồn ngân sách địa phương cũng rất quan trọng, các địa phương cũng cần chủ động về ngân sách chi cho giáo dục đào tạo, tránh tình trạng ỷ lại vào nguồn NSNN cấp.

2.2.2.2. Vốn ngoài ngân sách Nhà nước (*) Nguồn vốn trong nước :

Nước ta đang là một nước có nền kinh tế đang phát triển, hơn nữa các nguồn lực cho phát triển kinh tế vẫn còn rất hạn chế, do đó tranh thủ mọi nguồn lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư phát triển cho giáo dục đào tạo nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết. Sản phẩm của ngành giáo dục là nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội sau này. Chính vì vậy, ngành giáo dục đào tạo và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác có tác động đến sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo. Từ đó giúp cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Do đó, để có thể huy động tối đa nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo thì có một số giải pháp như sau:

đã quy định rõ rằng: tất cả học sinh và sinh viện đi học đều phải đóng họ phí (trừ học sinh tiểu học). Tuy nhiên, Nhà nước cũng có những chính sách miễn giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, các học sinh nghèo. Số tiền học phí thu được thì được giữ lại trường, một phần để tăng thu nhập cho giáo viên, một phần để chi mua đồ dùng và thiết bị cần thiết cho dạy học của trường. Ngoài khoản thu từ học phí thì nhà trường còn đặt ra nhiều khoản thu khác như khoản thu xây dựng trường, bảo vệ trường, bảo vệ trường, quỹ hội phụ huynh... để đóng góp vào ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo còn quá hạn hẹp. Bên cạnh nguồn học phí đóng góp của học sinh thì nhà nước cũng cần có những chính sách huy động vốn đầu tư từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội thông qua việc phát hành “công trái giáo duc” góp phần bổ sung them nguồn vốn để phát triển giáo dục – đào tạo. Và trong những năm gần đây việc phát hành “công trái giáo dục” đã thực sự mang lại hiệu quả.

- Huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chưc, các doanh nghiệp cho sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo. Sự huy động này được thể hiện thong qua việc kêu gọi đối với các doanh nhân, các doanh nghiệp. Việc làm này ngày càng được các trường học và chính phủ quan tâm rõ rệt. Việc tài trợ của các doanh nghiệp cho ngành giáo dục – đào tào thông qua học bổng, đóng góp vào các quỹ khuyến học…

- Khuyến khích phong trào thành lập các quỹ khuyến học ở trung ương cũng như ở các địa phương. Các quỹ này hoạt động thông qua đóng góp tự nguyện của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Quỹ khuyến học chủ yếu tập trung khuyến khích những học sinh giỏi, học sinh nghèo và đặc biệt là học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Mặt khác, bên cạnh quỹ khuyến học cần thành lập các quỹ tín dụng giáo dục.

- Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập để tận dụng nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, và chính hệ thống các trường ngoài công lập đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

- Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng tạo ra các dịch vụ có thu. Điều này góp phần tạo nên nguồn vốn để đầu tư phát triển giáo dục tại trường. Và nên thành lập quỹ đầu tư đại học dựa trên sự đóng góp của các cá nhân và doanh nghiệp. Quỹ này hoạt động dựa vào sự quản lý và điều hành của các chuyên gia đầu tư đặc biệt là chuyên gia

đầu tư trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Lợi nhuận của quỹ này sẽ quay trở lại dành cho sinh viên của trường thông qua các học bổng, chi phí cho nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

(*)Nguồn vốn nước ngoài:

Như đã biết, Việt Nam từ lâu đã có mối quan hệ hợp tác rộng rãi với các nước, các tổ chức quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á, UNESCO, Quỹ nhi đồng liên hợp quốc…Và duy trì mối quan hệ trên là một điều hết sức quan trọng và cần thiết nhằm tận dụng về nguồn vốn và nguồn nhân lực cũng như sự tiến bộ của hệ thống giáo dục – đào tạo, từ đó có thể phát triển giáo dục đất nước.

Nguồn vốn nước ngoài được chia ra làm 2 loại chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Việt Nam gia nhập WTO vào

năm 2006, việc kết nạp vào WTO mang lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Trong thời gian tới sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam mở các cơ sở giáo duc – đào tạo với mục tiêu kinh doanh hoạt động trong giáo dục đại học vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, cần có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo. Cần thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư nhằm tiến hành thu hút vốn đầu tư.

Thứ hai, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA): đây cũng là một trong

những nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho việc phát triển giáo dục ở Việt Nam. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn này cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Cần có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền địa phương trong việc xác định mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo ở từng địa phương.

- Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở quy mô và nhu cầu phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo ở từng địa phương, xác định rõ mục tiêu đầu tư, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo theo hướng phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

- Tăng cường năng lực cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về tình hình giải ngân, tình hình thực hiện về các quy định mua sắm đấu thầu. Thực hiện việc sử dụng vốn ODA đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w