2. Số giáo viên tiểu
2.2.3. Giải pháp về thiết lập cơ cấu vốn đầu tư hợp lý:
Hệ thống giáo dục ở nước ta còn có sự mất cân đối trong việc đầu tư giữa các bậc học, giữa các vùng miền, cũng như cơ cấu ngành nghề đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục một cách hợp lý.
2.2.3.1. Đói với từng cấp bậc học:
Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, ở mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau thì cần có những chính sách đầu tư khác nhau. Ở thời kì đầu công nghiệp hóa, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp cho nên rất hạn chế về nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho giáo dục – đào tạo. Trong thời kỳ này, rất nhiều nền kinh tế nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học cho nên ưu tiên nhiều nhất đầu tư cho giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học.
Sang thời kỳ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các hoạt động giá trị gia tăng thấp lên các hoạt động có giá trị gia tăng cao. Trong thời kỳ này, cần mở rộng co hội tiếp nhận giáo dục trung học cho học sinh và ưu tiên đầu tư nhiều nhất cho cấp học này. Không chỉ là ưu tiên đầu tư cho giáo dục phổ thông cấp trung học mà còn cả giáo dục nghề nghiệp cấp trung học. Như vậy ở thời kỳ này cần mở rộng và ưu tiên đầu tư phát triển cao nhất cho giáo dục trung học. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục đầu tư cho mỗi học sinh tiểu học nhưng tốc độ tăng sẽ thấp hơn so với đầu tư phát triển giáo dục trung học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cả về chất lượng cũng như số lượng.
Bên cạnh đó cũng cần đầu tư phát triển giáo dục đại học và cao đẳng, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng tay nghề cao và có khả năng thích ứng nhanh.
2.2.3.2. Đối với từng vùng miền:
Cơ cấu phát triển giáo dục – đào tạo giữa các vùng miền còn mất cân đối. Các cơ sở giáo dục – đào tạo chủ yếu tập trung ở thành thị và vùng đồng bằng. Điều này dẫn tới sự mất cân đối trong đầu tư phát triển giáo dục giữa các vùng miền. Đặc biệt là các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn rất ít được chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục. Để khắc phục tình trạng trên thì cần có sự can thiệp của Chính Phủ, của các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện công bằng trong giáo dục – đào tạo đối với
học sinh vùng sâu, vùng xa và các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Phải cải thiện hệ thống trường lớp, trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy, đội ngũ giáo viên…Bên cạnh đó, cần phải có một mục vốn riêng để hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.Thiết lập các quỹ khuyến học cũng như có chính sách ưu đãi hợp lý giúp các học sinh nghèo, người dân tộc đến trường học tập. Ngoài ra cũng cần tiếp tục ưu tiên ngân sách cho những vùng này để giáo dục có thể phát triển hơn.
2.2.3.3. Đối với cơ cấu ngành nghề:
Hiện nay chúng ta đang ở trong thời kỳ mà tri thức nhân loại ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi kỹ năng ngày càng cao đối với người lao động. Do đó, vấn đề phát triển giáo dục nghề và đào tạo lại cần được quan tâm va xem trọng hơn nữa để nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Để khuyến khích các học sinh tham gia vào các trường giáo dục và đào tạo nghề cần phải xây dựng và phát triển một hệ thống hướng nghiệp rộng rãi đến từng trường trung học phổ thông, đa dạng hóa các phương thức đào tạo nghề để giúp các học viên lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mình.
Việc đào tạo nghê ở nông thôn cần được chú trọng hơn nữa. Cần phát triển nông thôn đủ mạnh sao cho giữ được lao động dư ra chuyển sang công nghiệp ở nông thôn. Phải xem đào tạo nghề ở nông thôn là một bộ phận của chương trình xóa đói giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quố gia khác.
Bên cạnh việc đào tạo nghề ở nông thôn thì đào tạo nghề ở thành phố cũng cần được nâng cao vì số lượng người thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng. Cần tập trung đào tạo lao động mới trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cần áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo với các hình thức như: Đào tạo từ xa qua mạng, đào tạo nghề bởi các trung tâm dạy nghề quốc tê qua mạng…
Sự mất cân đối trong đầu tư phát triển đào tạo các ngành nghề khác nhau đã dẫn đến chất lượng đào tạo kém hiệu quả. Các doanh nghiệp và nhà trường cũng cần kết hợp với nhau trong việc tìm hiểu nhu cầu của ngườ sử dụng lao động. Từ đó, các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường trong việc đào tạo. Để tiến tới đầu tư vào đào tào những ngành nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội thì cần phải có
những biện pháp tuyên truyền cần thiết để mọi người ý thức được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp.