Tình hình cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNTVN qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.DOC (Trang 48 - 63)

Về doanh số cho vay doanh nghiệp

Trong những năm vừa qua doanh số cho vay của Sở không ngừng tăng trưởng cả ở VNĐ và ngoại tệ. Sau đây chúng ta cùng xem xét sự tăng trưởng về doanh số cho vay quy VNĐ thông qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.4: Doanh số cho vay DN tại SGD NHNT VN

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng doanh số cho vay 15.265,15 18.095,16 18,54% 21.036,98 16,26% Doanh số cho vay DN 11.485,50 14.863,36 29,41% 19.354,02 30,21% Tỷ trọng 75,24% 82,14% 92%

Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy doanh số cho vay của SGD năm 2007 tăng cao từ 2006 – 2008, trong năm 2006 doanh số cho vay đạt 15.265,15 tỷ đồng, năm 2007 doanh số đạt 18.095,16 tỷ đồng tức là tăng 2.830,01 tỷ đồng(18,54%) so với năm 2006 và doanh số năm 2008 tiếp tục tăng song có dấu hiệu tăng chậm dần so với tốc độ tăng của năm 2007, doanh số cho vay năm 2008 đạt 21.036,98 tỷ đồng tức là tăng 2.941,82 tỷ đồng(16,26%) so với năm 2007. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của Sở luôn ở mức cao, năm 2006 chiếm 75,24%, sang tới năm 2007 tỷ trọng tăng lên 82,14% và tới năm 2008 tỷ trọng này đã tăng lên tới 92%.Điều này cho thấy cho vay DN đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu cho vay của Sở

Doanh số cho vay DN cũng tăng đều đặn qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt 11.485,50 tỷ đồng, sang năm 2007 tiếp tục tăng lên tới 14.863,36 tỷ đồng tức là tăng 29,41% so với 2006. Tiếp tục theo xu hướng này, đến năm 2008 doanh số cho vay DN đạt 19.354,02 tỷ đồng với tốc độ tăng đạt 30,21% tương ứng tăng 4490,66 tỷ đồng so với năm 2007. Tốc độ tăng về doanh số cho vay doanh nghiệp thời gian qua thể hiện quy mô cho vay doanh nghiệp của Sở ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy việc kiểm soát, thẩm định chặt chẽ các hồ sơ vay vốn đối với các doanh nghiệp cần phải được chú trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của Sở.

Về dư nợ cho vay doanh nghiệp

Bằng nguồn vốn vay của SGD NHNT VN, nhiều doanh nghiệp sớm có được nguồn vốn cần thiết để đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hoá quá trình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng và cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì. Nếu như doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ thì dư nợ cuối kì phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kì. Trong thời gian từ 2006 – 2008, dư nợ cho vay DN có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5:Tình hình dư nợ cho vay DN tại SGD NHNT VN

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Số tiền +/-

(%) Số tiền

+/- (%) Tổng dư nợ cho vay 2.501,39 3.612,01 44,40% 4.709,3 30,38% Dư nợ cho vay DN 1.981,88 2.912,38 46,95% 4.264,97 46,44%

Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN Bảng 2.5 cho thấy: Dư nợ cho vay DN tại SGD NHNT VN liên tục gia tăng qua các năm. Tốc độ tăng dư nợ cho vay DN của năm 2008 (46,44%), thấp hơn một chút so với năm 2007(46,95%), tốc độ tăng này dường như thể hiện xu hướng chững lại do tình hình kinh tế năm 2008 gặp khó khăn nhưng so với tốc độ tăng tổng dư nợ thì tốc độ tăng dư nợ cho vay DN cả ở năm 2007 và 2008 đều cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên qua các năm, cao nhất là năm 2008, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đã chiếm tới mức 90,56%. Sở dĩ, dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do trong 2 quý đầu năm thực hiện chỉ đạo thắt chặt tín dụng, để đạt dư nợ theo đúng lộ trình, SGD đã thực hiện chọn lọc khách hàng theo đó tập trung vào các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời tập trung thu nợ đối với các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của khách hàng thể nhân. Vì thế dư nợ đối với khách hàng thể nhân giảm, dư nợ cho vay DN tăng đáng kể.

Xét về thời hạn

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo thời gian từ 2006 - 2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tốc độ tăng Tỷ trọng Dư nợ Tốc độ tăng Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 1.704,9 3 86,0% 2.529,5 6 48,4% 86,9% 3.178, 20 25,6% 74,5% Cho vay trung, dài hạn 276,9 5 14,0% 382,8 2 38,23% 13,1% 1.086, 77 183,9% 25,5% Tổng dư nợ 1981.88 100% 2912.38 47.0% 100% 4264,97 46,4% 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính tại SGD NHNT VN

Bảng 2.6 cho thấy: Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao từ 75-85%, trong khi đó dư nợ cho vay trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên bảng này cũng cho thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn mặc dù vẫn ở mức cao nhưng sang năm 2008 đang có chiều hướng giảm , trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại đang có xu hướng tăng lên. Duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn

hạn các DN trong tổng dư nợ cho vay DN ở mức cao như vậy sẽ khiến dư nợ cho vay trở nên không ổn định do vốn lưu động thường luân chuyển nhanh. Do đó, SGD cần tập trung nâng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ hơn.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian tại SGD NHNT VN từ 2006-2008 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN

Mức độ phân bố các khoản tín dụng giữa các khách hàng doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành kinh doanh khác nhau

Mức độ phân bổ tín dụng giữa các khách hàng doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành kinh doanh khác nhau hay cơ cấu cho vay doanh nghiệp được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo ngành hàng từ 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng 1 Xây dựng 85,617 4,32% 157,56 5,41% 84,03% 283,6205 6,65% 80,01% 2

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt và nước 60,447 3,05% 102,516 3,52% 69,60% 180,4082 4,23% 75,98% 3 Sản xuất chế biến 753,51 38,02% 1146,02 39,35% 52,09% 1695,752 39,76% 47,97% 4

Công nghiệp khai thác

mỏ 149,24 7,53% 217,264 7,46% 45,58% 309,2103 7,25% 42,32% 5

Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản 46,574 2,35% 64,6548 2,22% 38,82% 90,41736 2,12% 39,85% 6 Giao thông 82,446 4,16% 167,462 5,75% 103,12% 276,3701 6,48% 65,03% 7 Thương mại và dịch vụ 478,62 24,15% 692,855 23,79% 44,76% 1089,7 25,55% 57,28% 8 Khách sạn và nhà hàng 46,376 2,34% 83,0028 2,85% 78,98% 108,3302 2,54% 30,51% 9 Ngành khác 205,12 10,35% 281,045 9,65% 37,01% 231,1614 5,42% (17,75)% Tổng dư nợ 1981,9 100% 2912,38 100% 46,95% 4264,97 100% 46,44%

Biều đồ 2.5 : Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN năm 2006-2008 Năm 2008 2.54% 5.42% 25.55% 6.48% 2.12% 39.76% 4.23% 6.65% 7.25% Xây dựng

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Sản xuất chế biến

Công nghiệp khai thác mỏ

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Giao thông Thương mại và dịch vụ Khách sạn và nhà hàng Ngành khác Năm 2007 39.35% 3.52% 5.41% 9.65% 2.85% 23.79% 5.75% 7.46% 2.22% Năm 2006 4.16% 38.02% 3.05% 4.32% 10.35% 2.34% 24.15% 2.35% 7.53%

Qua biểu đồ ta thấy một số ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp của SGD, đó là ngành sản xuất chế biến tỷ trọng 39,76%( năm 2008) và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với tốc độ tăng cũng khá nhanh, năm 2007 tăng 52,09% so 2006 và năm 2008 tiếp tục tăng lên 47,97% so với 2007. Tiếp sau đó là ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong cơ cấu dư nợ, chiếm 25,55% trong tổng dư nợ (năm 2008) và có dư nợ cho vay của ngành này cũng có tốc độ tăng dần qua các năm, năm 2007 tăng 47,76% so với năm 2006 và năm 2008 tiếp tục tăng 57,28% so với năm 2007. Tỷ trọng dư nợ cho vay DN thuộc các ngành hàng khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Tiếp theo sau ngành thương mại và dịch vụ là tỷ trọng của các ngành công nghiệp khai thác mỏ(7,25%), ngành xây dựng(6,65%), ngành giao thông(6,48%), ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước(4.23%), ngành khách sạn và nhà hàng(2,54%), ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản(2,12%). Qua đó có thể nói mức độ đa dạng trong cho vay DN của Sở phân bố còn chưa đồng đều, vẫn có sự tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất chế biến và các ngành thương mại và dịch vụ. Điều này rất bất lợi cho ngân hàng khi sự thay đổi nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hai lĩnh vực này.

Sự tuân thủ các quy định và chính sách tín dụng của NHNN và của chính Ngân hàng

Trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn 2006-2008, Sở giao dịch đã thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định và chính sách tín dụng của NHNN và chính sách tín dụng của NHNT đưa ra. Cụ thể, Sở đã thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật do NHNN ban hành về tín dụng và chính sách tín dụng. Các văn bản bao gồm:

- Luật các tổ chức tín dụng có sửa đổi bổ sung

- Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay đối với khách hàng.

- Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

- Nghị định số 85/2002/CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng

- Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về Bảo đảm tiền vay của Tổ chức tín dụng

Bên cạnh đó, Sở cũng thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tất cả các văn bản về chính sách tín dụng của Ngân Hàng Ngoại Thương đưa ra đó là các Quyết định về Cho vay(Quyết định số 407/QĐ-NHNT_HĐTD), vùng đầu tư(Quyết định 133/QĐ- NHNT và Quyết định số 19/QĐ-NHNT), tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo(QĐ số 30/QĐ-NHNT.QLTD), Giới hạn tín dụng(Quyết định số 408/QĐ-NHNT), Hạn mức phán quyết( Quyết định số 49/QĐ-NHNT)…

Sự đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Những năm gần đây, Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam càng ngày càng khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua việc NH càng ngày càng thu hút được số lượng khách hàng đông đảo. Có được uy tín như vậy là bởi Sở đã đặt ra chính sách cho vay đúng đắn, hiệu quả và thực hiện chúng với phương châm lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu của mình. Sở đã làm thoả mãn và hài lòng cho khách hàng về các mặt:

Phong cách và thái độ phục vụ khách hàng: nhìn chung các khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Sở Giao Dịch NHNT đều hài lòng về phong cách phục vụ khá chuyên nghiệp, sự hướng dẫn tận tình chu đáo của các nhân viên, cán bộ của Sở với thái độ đón tiếp rất niềm nở và cởi mở. Tất cả những điều đó đã tạo nên uy tín cho ngân hàng và niềm tin cho khách hàng. Số lượng các doanh nghiệp vay vốn không ngừng gia tăng trong những năm qua là một minh chứng cho phong cách phục vụ chuyên nghiệp và thái độ phục vụ chu đáo của Sở giao dịch NHNT VN.

Về đối tượng vay vốn: Sở giao dịch thực hiện chính sách cho vay không giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể, hơn nữa lại hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Với chính sách cho vay áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn và phương châm đảm bảo tính bình đẳng cho mọi đối tượng khách hàng, SGD NHNT VN đã đem tới sự thoả mãn và hài lòng cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.

Về mức cho vay: Sở giao dịch không quy định mức cho vay cụ thể mà căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn

vốn của SGD NHNT và quy định của Pháp luật. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng có được khoản vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của NH.

Về thời hạn cho vay: Sở cũng không quy định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay mà xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NH và thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng.

Về lãi suất cho vay: Sở thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt, việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do thoả thuận giữa Sở và khách hàng. Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt, Sở có thể áp dụng phương thức lãi suất cố định hay có điều chỉnh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và thoả mãn cho mọi loại hình doanh nghiệp lớn nhỏ tiếp cận với nguồn vốn NH.

Về bảo đảm tiền vay: Quy định về đảm bảo tiền vay của Sở giao dịch cũng khá cởi mở vừa tạo điều kiện cho khách hàng có điều kiện vay vốn, vừa giúp ngân hàng mở rộng quy mô cho vay mà vẫn giữ được an toàn. Đó là SGD coi các biện pháp đảm bảo tiền vay như tài sản thế chấp, cầm cố,… là biện pháp làm tăng khả năng thu hồi vốn cho vay chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Sở coi vấn đề quyết định là khả năng tự trả nợ và tính khả thi của phương án, dự án vay vốn.

Thời hạn giải ngân: Sở giao dịch thực hiện giải ngân sau khi thẩm định dự án vay vốn của khách hàng, thời hạn giải ngân thường tuỳ thuộc vào quy mô, mức độ của khoản vay.

Tất cả những chính sách cho vay của Sở giao dịch như đã phân tích trên đây đã tạo cho khách hàng từ mọi thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của NH và thời gian qua lượng khách hàng doanh nghiệp đến với Sở đã không ngừng gia tăng về số lượng. Đó chính là kết quả của những nỗ lực trong việc đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Bên cạnh những ưu điểm trên, Sở giao dịch cũng có mặt khiến khách hàng doanh nghiệp của Sở còn chưa được hài lòng. Đó là thủ tục và hồ sơ vay vốn. Do Sở giao dịch cho vay đa dạng các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, không phân

biệt đối tượng, ngành nghề. Chính vì thế thủ tục và hồ sơ vay vốn của Sở quy định rất chi tiết và có phần rườm rà. Điều này khiến khách hàng có phần ái ngại khi vay vốn.

Thực trạng về tổng dư nợ cho vay so với vốn tự có của SGD

Nhìn chung, Sở giao dịch đã đảm bảo tốt các yêu cầu của Ngân Hàng Nhà nước quy định về tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Cụ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.DOC (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w