- Tăng cường bồi dưỡng cán bộ về công nghệ, đặc biệt là các cán bộ thẩm định và cho vay.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Sau hai năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.. Tất nhiên, bêncạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng. Trước những khó khăn, thách thức đó cần phải có sự hỗ trợ, mở đường và định hướng hoạt động từ Chính phủ đó là hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng và tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng cho hoạt động NH nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các NH có điều kiện hoạt động tốt nhất sánh ngang tầm với các ngân hàng và các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng
Trong thời gian qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo an toàn tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng theo hướng:
- Hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho NH hoạt động. Nền kinh tế ngày càng phát triển, các NH không ngừng gia tăng, cạnh tranh lẫn nhau, mối quan hệ giữa NH và DN thì ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh rắc rối và phức tạp. Chính vì thế việc hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của nước ta chưa ổn định hay bị sửa đổi song vẫn chưa thực sự hoàn thiện đã gây khó khăn, cản trở hoạt động NH trong quá trình hoạt động. Ví dụ như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai,… khiến cho các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy sở hữu nhà đất … không rõ ràng. Điều này gây khó khăn lớn cho NH trong quá trình xem xét các dự án để có thể cho vay.
- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ chủ sở hữu tài sản liên quan tới thế chấp, cầm cố. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để thế chấp, cầm cố tại nhiều NH.
Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng cho hoạt động NH
- Tăng cường giám sát công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các DN đảm bảo tính tuân thủ nghiêm ngặt luật kế toán.
- Tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan Nhà nước với chức năng kinh doanh.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, Hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm các vấn đề liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ (chú trọng lãi suất, tỷ giá, thị trường mở…), đến thanh tra giám sát (chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro theo các quy định của Basel), cho tới việc quản lý rủi ro của NHTM, việc quản lý và cấp phép thành lập ngân hàng mới.
Thứ hai, Tăng cường năng lực thanh tra giám sát theo yêu cầu mới. Cùng với việc này là chỉ đạo các TCTD hoàn thiện mô hình tổ chức kiểm soát, kiểm toán nội bộ cũng như các quy định liên quan nhằm tăng cường năng lực quản trị rủi ro.
Thứ ba, NHNN cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống NH, nhất là dịch vụ thanh toán qua NH, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Xúc tiến nhanh và có hiệu quả dự án hiện đại hoá NH nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, phát triển các dịch vụ, sản phẩm mới.
Thứ tư, Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN(CIC), cập nhật khách hàng vay vốn, mở rộng phạm vi hoạt động của CIC - Thành lập bộ phận đánh giá, xếp hạng tín dụng của các khách hàng có dư nợ tại các NH, quy định chặt chẽ hơn nữa chế độ bắt buộc cung cấp thông tin về các khách hàng của NH, đồng thời cho phép các NH khai thác thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng - Xây dựng trung tâm thực sự trở thành nơi cung cấp thông tin đầy đủ nhất phục vụ công tác cho vay của các NH.
Thứ năm là bên cạnh Trung tâm thông tin tín dụng, NHNN nên thành lập thêm trung tâm mới, hoặc mở rộng phạm vi cung cấp thông tin cho phép các NH khai thác các thông tin về các tài khoản, giao dịch tài khoản của khách
hàng tại các NH. NHNN cần thực hiện cho phép các NHTM có thể khấu trừ tài khoản của khách hàng tại bất cứ TCTD nào để thanh toán nợ vay khi các khoản vay đã đáo hạn nhưng chưa hoàn trả.
Thứ sáu, Cần coi trọng và nâng cao vai trò của Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam để các NHTM có thể đưa ra kiến nghị, tiếng nói chung đồng thời tránh những động cơ cạnh tranh thiếu lành mạnh gây hậu quả xấu cho hoạt động của các NH Bên cạnh đó tiếng nói của Hiệp Hội NH sẽ đại diện cho hệ thống NH phản ánh kiến nghị tới các cơ quan quản lý Nhà nước.
3.3.2. Kiến nghị với Hội sở chính NHNT VN
Để hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SGD NHNT VN có thể phát triển lành mạnh và vững bền thì ngoài sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ nhân viên của SGD thì cần phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ của hội sở chính NHNT VN. Cụ thể:
Thường xuyên cập nhật thông tin từ thị trường trong nước và trên thế giới để có thể ban hành chính sách phù hợp, kịp thời trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế giúp cho các chi nhánh trong đó có SGD NHNT có thể xác định được những công việc phải thực hiện đặc biệt như thời gian kinh tế gặp khó khăn trong năm 2008 vừa qua.
Hội sở cần xây dựng mạng lưới thông tin toàn hệ thống NHNT để Hội sở NHNT có thể dễ dàng cung cấp thông tin ngành, thị trường, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, các thông tin vĩ mô của Nhà nước cũng như chiến lược của Hệ thống trong từng thời kỳ tạo điều kiện không những giúp ban chỉ đạo chi nhánh mà cả các nhân viên cũng có thể nắm được chủ trương, chính sách của hệ thống một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Bên cạnh đó, Hội Sở cần xây dựng bộ phận kiểm tra độc lập theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh, cắt cử cán bộ tín dụng trên hội sở xuống giúp đỡ cán bộ chi nhánh thẩm định các món vay mà gặp nhiều vấn đề khó khăn tạo điều kiện cho các chi nhánh làm việc hiệu quả. Một vấn đề nữa là vấn đề điều chuyển vốn của Hội Sở cần tiến hành nhanh chóng, kịp thời đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề của em được hoàn thành sau một quá trình học tập rèn luyện ở trường cùng với một quãng thời gian thực tập tuy không dài nhưng vô cùng bổ ích tại tại SGD NHNT VN . Điều đó đã giúp em xây dựng chuyên đề tốt nghiệp của mình về vấn đề “Nâng cao chất lượng cho vay DN tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” - một trong những yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi NH trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian thực tập, em nhận thấy thời gian vừa qua SGD NHNT VN không những phải đương đầu với cơn bão tài chính Mỹ mà còn cả những hạn chế ngay trong nội bộ nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt, quyết luyệt với các NHTM khác song SGD NHNT VN vẫn luôn khẳng định được vị thế vai trò của mình trong hệ thống NH bằng việc đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc huy động, cho vay và trở thành một NH có quy mô nguồn vốn lớn nhất đồng thời cũng là chi nhánh hoạt động có hiệu quả nhất trong hệ thống NHNT VN. Có được những thành tựu to lớn đó không thể không kể đến sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như sự quản lý khoa học, hợp lý của ban lãnh đạo SGD và sự phối kết chặt chẽ, nhịp nhàng của các phòng ban của SGD.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, SGD cũng bộc lộ nhiều mặt còn hạn chế. Chúng ta đều biết rằng cho vay DN chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay của SGD tuy nhiên tỷ trọng cơ cấu ngành cho vay DN còn chưa phân bổ đều, vấn đề TSĐB còn hạn chế, đội ngũ cán bộ nhân viên còn non trẻ thiếu kinh nghiệm, một số dịch vụ chưa được quan tâm phát triển, nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay DN vẫn chiếm tỷ trọng cao, vấn đề công nghệ NH còn hạn chế…
Chính vì những lý do đó, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay DN tại SGD NHNT với mong muốn khắc phục những hạn chế nêu trên góp phần giúp SGD có thể phát triển ngày càng mạnh mẽ và bền vững trên con đường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Để các giải pháp được thực thi và thực sự phát huy tác dụng thì cần ngoài sự nỗ lực của bản thân NH và DN thì cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, NHNN cũng như các cấp, các ngành có liên quan.
Đây là một vấn đề rất phức tạp và luôn được đặt ra trong thực tế kinh doanh của NH song với thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức hiểu biết còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn đọc giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà(2007), “Giáo trình Ngân Hàng Thương Mại”, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
2. Lê Văn Tư, “Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại”
3. GS.TS. Nguyễn Đình Phan(2005), “Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức”, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB Thống kê
5. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”
6. Peter S.Rose, “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”
7. Ths. Đàm Hồng Phương, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí ngân hàng số 3 tháng 2 năm 2009
8. PGS.TS. Nguyễn Đình Tự, “Ngành ngân hàng Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO”, Tạp chí ngân hàng số 21 tháng 11 năm 2008
9. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam các năm 2006-2008
10. website: www.google.com.vn
11. website: www.mof.gov.vn
12. website: www.sbv.gov.vn
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Chương I: Những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại...3 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại...3 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại...3 1.1.1.1. Khái niệm NHTM...3 Như vậy có thể nói Ngân hàng là một trong những định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ tài chính thì chúng còn thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Với những lý do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu và hiểu một cách cặn kẽ về loại hình tổ chức này để có thể vận hành và quản lý nó có hiệu quả...4 1.1.1.2. Phân loại NHTM...4 Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình NHTM được hình thành đa dạng, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, quy mô và nghiệp vụ, các loại hình này được tổ chức theo các mô hình chủ yếu:...4 Căn cứ vào nghiệp vụ...4 - NHTM đa năng là loại hình NHTM được tiến hành tất cả các nghiệp vụ kinh doanh NH như: nhận tất cả các loại tiền gửi, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các nghiệp vụ giấy tờ có giá và cung ứng các dịch vụ liên quan tới NH. Ngân hàng đa năng thường là ngân hàng lớn (hoặc sở hữu công ty). Tính đa dạng sẽ giúp NH tăng thu nhập và hạn chế rủi ro....4 - NHTM chuyên doanh là loại hình ngược lại với NHTM đa năng, nó chỉ thực hiện một hoặc số ít các nghiệp vụ NH. Tính chuyên môn hóa cao cho phép ngân hàng có được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ. Tuy nhiên loại NH này thường gặp rủi ro lớn khi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng phục vụ sa sút...4 Căn cứ vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, bao gồm...4 - NHTM bán buôn, là NHTM mà hoạt động của nó chủ yếu với khách hàng lớn với số lượng giao dịch nhỏ nhưng giá trị giao dịch lại rất lớn và thường tập trung tại các trung tâm thương mại...4 - NHTM bán lẻ, là NHTM mà hoạt động chủ yếu của nó với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân...5 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức...5 - Ngân hàng sở hữu công ty: là ngân hàng nắm giữ phần vốn chi phối của công ty, cho phép ngân hàng được quyền tham gia quyết định các hoạt động cơ bản của công ty...5 - Công ty sở hữu ngân hàng: một số tập đoàn kinh tế thường tổ chức thành lập ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên của tập đoàn và ngoài tập đoàn..5 Căn cứ vào tính chất sở hữu:Các NHTM tồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau như NHTM quốc doanh, NHTM tư nhân, NHTMCP, NHTM liên doanh và chi nhánh NHTM nước ngoài...5 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại...5 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn...5 Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, thường xuyên và quan trọng, mang tính chất sống còn đối với bất kỳ một NHTM nào. Huy động vốn không những tạo ra nguồn vốn lớn và chủ yếu cho NHTM mà còn tạo ra nguồn vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép huy động vốn thông qua các hình thức sau đây:...5
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kì hạn của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế...5 - Phát hành giấy tờ có giá để huy động có kỳ hạn và có mục đích sử dụng...5 - Thực hiện các hình thức huy động vốn khác như vay vốn ở các NHTM, vay vốn tại
NHNN...5 Để có nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng tăng lên từ phía khách hàng, các NHTM áp dụng nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để huy động vốn:...5 - Phong phú về kỳ hạn huy động: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn...5