quả về chất lượng cho vay và kết quả kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ.
→Tất cả các công việc nêu trên đều nhằm mục tiêu giúp NH có được đội ngũ cán bộ nắm vững các kỹ năng trong cho vay nói chung và cho vay DN nói riêng: kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thông tin, kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng phân tích tổng hợp và suy diễn.
3.2.4. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ và hiệu quả
Hệ thống thông tin của NH là tổng hợp các thông tin, cách thức và các nguồn NH thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình cho vay của NH. Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm cơ sở giúp NH đánh giá được khách hàng một cách chính xác, làm giảm rủi ro cho khoản vay, nâng cao chất lượng cho vay. Chính vì vậy xây dựng được một hệ thống thu thập thông tin là một vấn đề cần được NH hết sức quan tâm, coi trọng đúng mức.
Cụ thể SGD cần áp dụng các biện pháp sau:
Yêu cầu đối với DN vay vốn:
- Yêu cầu khi DN cung cấp thông tin phải được kiểm toán, đảm bảo tính xác thực của thông tin.
- Yêu cầu DN ngoài các thông tin thông báo trên hồ sơ vay vốn cần phải cung cấp định kỳ về báo cáo tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh và các vấn đề trong quan hệ với DN khác. Cụ thể
+ Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu có sự thay đổi quản lý phải báo ngay
+ Tình hình tài chính, năng lực thanh toán, hiệu quả kinh doanh
+ Các dự án phát triển sản phẩm mới, thị trường tiêu thụ, nhà cung cấp
+ Tình hình, tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn vay, các hợp đồng với nhà cung cấp
+ Các vụ kiện tụng, khiếu nại, thiếu nợ thuế, vi phạm hợp đồng với nhà cung cấp…
+ Với các thông tin yêu cầu nhưng khách hàng ngại cung cấp NH phải chủ động thuyết phục.
+ Các TSĐB có quyền sử dụng và tính hợp pháp khi sử dụng làm đảm bảo đã được làm đảm bảo cho các mục đích khác hay chưa
→ Nếu như các thông tin DN cung cấp còn hạn chế thì NH cũng cần cẩn trọng khi quyết định cho vay
Thu thập thông tin bên ngoài
DN cung cấp thông tin cho NH nhằm mục đích có thể vay vốn vì thế các thông tin cung cấp nhiều khi đã được cải biên, báo cáo tài chính có thể đã qua xử lý khiến NH khó mà đánh giá chính xác tình hình hoạt động của DN. Bên cạnh đó, các báo cáo thường là số liệu quá khứ vì thế muốn đánh giá năng lực tài chính và phương án kinh doanh một cách chính xác và đầy đủ NH cần xây dựng một kênh thu thập thông tin bên ngoài khác về DN. Cụ thể NH cần thực hiện các biện pháp như sau:
+ NH cần chủ động liên hệ với các đối tác làm ăn của DN hoặc cơ quan quản lý DN để khái thác thông tin có thể thông qua văn bản hay quan hệ. Các thông tin khai thác cần tập trung vào cơ cấu và hoạt động tổ chức quản lý, đánh giá hiệu quả, cán bộ quản lý, sự đoàn kết thống nhất tổ chức, mức độ hiệu quả cũng như các vấn đề cần tháo gỡ, phương hướng phát triển DN trong tương lai…
+ Khai thác thông tin từ cá phòng ban khác có liên quan tới phòng tín dụng như phòng huy động vốn, phòng thanh toán và phân tích thị trường hoặc thông tin từ các NH khác mà DN từng có quan hệ vay vốn. Vấn đề này nằm trong khâu tổ chức hoạt động của NH và quan hệ giữa NH với NHTM khác và NHNN. Những thông tin này đóng vai trò quan trọng giúp NH đánh giá chính xác và hiệu quả về các khoản vay.
Thông tin có được từ phía các DN đóng vai trò quan trọng làm cơ sở ra quyết định cho vay của NH, chính vì thế SGD trong thời gian tới cần có kế hoạch xây dựng một bộ phận chuyên môn thu thập thông tin bên trong về tình hình hoạt động thực tế của DN cũng như các thông tin bên ngoài DN như thông tin về thị trường, ngành kinh tế, các lĩnh vực đang hoạt động, thông tin giá cả thị trường, sự biến động các ngành trong nền kinh tế…để làm cơ sở ra quyết định tín dụng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cho SGD.
3.2.5. Tăng cường công tác phân loại nợ và theo dõi rủi ro
Tất cả các NHTM đều không phủ nhận ý nghĩa của việc cảnh báo sớm các dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi NH xây dựng được hệ thống phân loại nợ và công tác theo dõi danh mục cho vay thường xuyên và chặt chẽ. Để thực hiện được điều này, xin đề suất một số giải pháp sau đây với SGD:
(1) Phân loại nợ
Hiện nay NH mới chỉ thực hiện phân loại nợ theo kỳ hạn. Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì chưa thể đánh giá chính xác chất lượng các khoản vay. Vì vậy SGD cần sớm xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ thông qua bổ sung các chỉ tiêu định tính ngoài các chỉ tiêu định lượng như:
• Nhóm khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: khả năng trả nợ gốc trung- dài hạn, nguồn trả nợ theo đánh giá của cán bộ tín dụng
• Nhóm trình độ quản lý và môi trường nội bộ: lý lịch của người đứng đầu DN và kế toán trưởng, chuyên môn của người quản lý, trình độ của người quản lý, năng lực điều hành, tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo với thị trường, môi trường kiểm soát nội bộ
• Nhóm quan hệ với khách hàng: lịch trả nợ, số lần cơ cấu lại, nợ gốc cơ cấu lại trên tổng dư nợ, NQH trên tổng dư nợ hiện tại, lịch sử quan hệ với các cam kết ngoại bảng, mức sử dụng dịch vụ của NH, thời gian quan hệ với NH, tình trạng NQH tại các NH khác, định hướng quan hệ tín dụng của khách hàng
• Nhóm các nhân tố bên ngoài: triển vọng ngành, khả năng gia nhập thị trường, tính ổn định nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc hoạt động kinh doanh vào tự nhiên.
• Nhóm các đặc điểm hoạt động khác: sự phụ thuộc vào số ít các nhà cung cấp hoặc số ít người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu, lợi nhuận trong 3 năm, số năm hoạt động trong ngành, uy tín trong lĩnh vực hoạt động, mức độ bảo hiểm tài sản, ảnh hưởng biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh, khả năng tiếp cận nguồn vốn, triển vọng phát triển DN.
SGD có thể phân loại nợ thành nhiều hơn 5 nhóm như hiện nay. Thực tế, trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các NHTM hiện đại có thể chia ra tối thiểu 5 nhóm, nhưng thậm chí có NH chia ra thành trên dưới 10 nhóm.
Việc phân loại nợ hay phân loại rủi ro không chỉ thực hiện với các khoản vay đã được thực hiện mà cần xếp hạng ngay tại thời điểm khoản vay được thực hiện và giám sát lại trong suốt vòng đời của nó
Cán bộ phân loại nợ cần phải loại bỏ yếu tố chủ quan trong đánh giá chất lượng, đặc biệt là các chỉ tiêu định tính, điều này đòi hỏi bố trí cán bộ phân loại có trình độ cao và kinh nghiệm.
Bộ phận phân loại nợ tham khảo và khai thác thông tin từ phía cán bộ trực tiếp cho vay vì cán bộ cho vay là người nắm rõ nhất các thông tin đánh giá chất lượng khoản vay mình thực hiện.
(2)Đối với việc giám sát và theo dõi danh mục cho vay: được coi là hoạt động quan trọng bậc nhát trong việc phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá khoản vay từ đó giúp NH sớm có biện pháp khắc phục. Để hoàn thiện công tác này SGD cần thực hiện
Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung kiểm tra thận trọng, chi tiết và tập trung vào các vấn đề chính như kế hoạch trả nợ của khách hàng, chất lượng của TSĐB, điều kiện tài chính của DN, sự thay đổi nhu cầu vốn vay, khoản tín dụng có tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng và chính sách cho vay của NH.
Tăng cường kiểm tra các khoản nợ khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, thị trường có biến động ảnh hưởng tiêu cực hoặc ngành hàng kinh doanh của DN đang gặp bất lợi bởi điều kiện kinh tế
Phối hợp với các bộ phận khác trong NH để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như bộ phận thanh toán, phân tích, huy động vốn.
Việt Nam đang ở thời kỳ đầu của quá trình hội nhập nên đòi hỏi nền kinh tế phải không ngừng đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ công nghệ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trong thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là ngành NH mạch máu của nền kinh tế nên càng đòi hỏi phải đi đầu trong lĩnh vực này.
Phát triển hệ thống công nghệ NH có tác động tới tất cả mọi mặt hoạt động của NH kể cả công tác cho vay và nâng cao chất lượng cho vay. Vì vậy SGD cần phải lưu ý tới các vấn đề sau: