Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá..DOC (Trang 69 - 73)

III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động

2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

2.1. Công tác xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế

Xuất khẩu lao động là một trong các biện pháp giảm các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng chung của cả nước. Nhiều năm qua, Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác xuất khẩu lao động tạo việc làm cho người lao động, động viên khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho nhân dân.

Mặc dù vậy, công tác xuất nhập khẩu lao động ở Phú Thọ còn nhiều bất cập cần phải khắc phục và tháo gỡ trong những năm tới, đó là chất lượng trong đội ngũ lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công nên thu nhập thấp, trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao. Một số trường hợp lao động không thực hiện hợp đồng, bỏ trốn ra làm việc cho các cơ sở khác, công ty thuê lao động gặp rủi ro... Bên cạnh đó, cấp ủy và chính quyền ở một số xã, phường chưa thực sự quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động nên việc tuyên truyền phổ biến chính sách xuất khẩu lao động chưa sâu rộng, người dân còn tâm lý lo ngại rủi ro nên chưa mạnh dạn đầu tư đi xuất khẩu lao động.

2.2. Tốc độ đô thị hoá chậm

Quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn vừa qua còn rất chậm theo điều đó được thể hiện rất rõ trong bảng sau:

Bảng 2.15: Cơ cấu dân số theo khu vực cư trú qua các năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng 100 100 100 100 100 100 100

Thành thị 14,4 14,6 14,8 15,1 15,7 16,1 16,4

Nông thôn 85,6 85,4 85,2 84,9 84,3 83,9 83,6

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Từ kết quả phân tích cho thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001- 2002 diễn ra rất chậm. Nếu như năm 2001 dân cư cư trú ở khu vực nông thôn là 85,6% thì đến năm 2007 tỷ lệ này vẫn ở mức cao 83,6%.

So với toàn vùng tỷ lệ đô thị hoá của Phú Thọ thuộc loại không cao, chỉ nhỉnh hơn so với mức trung bình của vùng trung du miền núi Phía Bắc, và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước:

Bảng 2.16: So sánh tỷ lệ đô thị hoá giữa Phú Thọ với vùng TDMNPB và cả nước

Năm

Tỷ lệ dân số đô thị % Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh so với vùng và cả nước

Phú Thọ Cả nước Vùng

TDMNPB So với vùng So với cả nước

2001 14,4 24.74 14 102,86 58,21

2007 16,4 27,44 15,25 107,54 59,77

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Quá trình đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị, dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị hay nói cách khác đây là quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ đô thị hoá chậm thì hệ quả tất yếu sẽ là kìm hãm sự dịch chuyển cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn ở mức thấp. Không tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động ngành hoặc nếu có thì sự thay đổi đó cũng rất chậm.

Quy mô và tốc độ đô thị hoá của Phú Thọ rất chậm gây ra bất lợi cho quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động của địa phương. Trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường các chính sách đầu tư phát triển các đô thị, xây dựng đô thị hạt nhân làm đầu tàu gây hiệu ứng lan toả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

2.3. Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập

Mạng lưới đào tạo phân bổ không đều, còn 6 huyện chưa có cơ sở dạy .Toàn tỉnh hiện có 31 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 22 cơ sở công lập gồm: 1 trường đại học, 6 trường Cao đẳng, 8 trường THCN và trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm; 9 cơ sở đào tạo tư thục và một số doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, sự phân bố mạng lưới các cơ sở dạy nghề không đều trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu tập trung tại Việt Trì, TX Phú Thọ…Quy mô đào tạo của một số trường THCN của tỉnh mới ở mức trung bình so với các trường trong cả nước, mạng lưới đào tạo phân bổ không đều, còn 6 chưa có cơ sở dạy nghề nên việc dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi gặp khó khăn

Các doanh nghiệp hiện không có cơ sở đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển giao kỹ thuật mới cho người lao động,. Học sinh tốt nghiệp các trường còn thiếu kiến thức thực tế, tay nghề thấp, nhiều học sinh tốt nghiệp khi vào làm việc tại doanh nghiệp vẫn phải bổ túc lại tay nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động

 Công tác đào tạo thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng tác động đến xu hướng chuyển dịch lao động theo ngành: trong khu vực công nghiệp lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong nông nghiệp lao động không có khả năng tiếp cận kỹ thuật mới, lao động vẫn mang tính chất thủ công năng suất lao động nông nghiệp thấp. Những yếu tố đó là

nguyên nhân kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá..DOC (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w