Gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá..DOC (Trang 85 - 88)

II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo ngành

2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.4. Gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động

Phối hợp giữa trường, các trung tâm đào tạo nghề với doanh nghiệp cở sở sản xuất kinh doanh, để hợp đồng đào tạo nghề theo địa chỉ. Có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề tạo điều kiện để học sinh được thực tập tại cơ sở sản xuất, khi học sinh ra trường có việc làm ngay tại cơ sở thực tập đó.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, kêu gọi đầu tư thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tạo mở và giải quyết việc làm cho lao động.

Tăng cường năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm làm tốt công tác dạy nghề với cung ứng lao động, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nắm thông tin về thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để từ đó có kế hoạch giải quyết việc làm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động không những đem lại mức gia tăng thu nhập cho người lao động mà còn là hoạt động góp phần thúc đẩy chuyển lao

động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, vì phần lớn lao động di xuất khẩu đều là lao động ở khu vực nông nghiệp. Hoạt động xuất khẩu rút bớt lao động nông nghiệp, tỷ trọng lao động có xu hướng giảm khi lượng lao động đi xuất khẩu càng lớn. Vì vậy để tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới tỉnh cần:

Triển khai đồng bộ công tác xuất nhập khẩu đến từng cơ sở, các cơ quan liên quan đến công tác xuất nhập khẩu. Thường xuyên mở các chương trình đối thoại với người tham gia xuất khẩu lao động, thông báo rõ cơ cấu ngành nghề, mức thu nhập trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.

Nâng cao chất lượng thẩm định các đơn hàng của các tỏ chức doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu. Thực hiện đào tạo nghề dạy tiếng nước ngoài cho người lao động tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đào tạo nghề phải đáp ứng được 4 tiêu chuẩn: ngoại ngữ, văn hoá, phong tục tập quán, pháp luật của nước sở tại và kỹ năng nghề nghiệp.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu phù hợp với quá trình phát triển, với quy luật vận động của xã hội. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khác nhau giữa các vùng, các quốc gia với những điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau trong từng thời điểm khác nhau.

Đối với tỉnh Phú Thọ, vốn là một tỉnh phát triển dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng những năm gần đây đã có những bước tiến trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, kết quả đạt được là một cơ cấu lao động theo ngành tiến bộ và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo ngành của Phú Thọ còn chậm, còn bất hợp lý vì vậy trong giai đoạn tới tỉnh Phú Thọ cần phải tích cực chủ động tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành hơn nữa để thúc đẩy tỉnh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Lực lượng lao động Phú Thọ có quy mô lớn có thể cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp giản đơn, các ngành sản xuất cần nhiều lao động. Vì vậy lao động Phú Thọ cần kết hợp với những lợi thế so sánh về tài nguyên, khoáng sản tạo ra thế mạnh để thu hút vốn đầu tư và công nghệ phát triển. Trong thời gian tới tỉnh cần áp dụng các biện pháp có tính chiến lược và ưu tiên để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị của tỉnh uỷ Phú Thọ năm 2007

2. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Chủ biên PGS. TS Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, NXB ĐHKTQD năm 2008

3. Giáo trình Nguồn nhân lực. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Tiệp, NXB Lao động

4. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

5. Điều tra lao động việc làm Phú Thọ năm 2001- 2007 6. Niên giám thông kê của tỉnh Phú Thọ

7. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chủ biên PGS.TS Bùi Tất Thắng, NXB khoa học xã hội.

8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam. Chủ biên Đỗ Hoài Nam. NXB khoa học xã hội

9. Và một số bài báo về chuyển dịch cơ cấu lao động đăng trên các tạp chí: Lao động và công đoàn, kinh tế và dự báo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá..DOC (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w